Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều

Bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều

Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ rút ngắn thời gian soạn bài, giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9. Mời các bạn tải về tham khảo

1. Điện trở của dây dẫn là gì? Đơn vị và kí hiệu đơn vị đo của điện trở.

Bài làm:

Điện trở là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự cản trở dòng điện lớn hay nhỏ của dây dẫn.

Kí hiệu: R

Đơn vị: ôm (Ω), kilo ôm (kΩ),...

2. Phát biểu định luật Ôm cho đoạn mạch có một điện trở (một dây dẫn). Vẽ đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế cho đoạn mạch đó.

Bài làm:

Định luật Ôm cho đoạn mạch có một điện trở: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

Đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế cho trong mạch đó:

Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều

3. Nêu công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch mắc song song.

Bài làm:

Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp: R = R1 + R2 + ..... + Rn

Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song: \frac{1}{R_{td}} = \frac{1}{R_{1}} + \frac{1}{R_{2}}+.....+\frac{1}{R_{n}}\(\frac{1}{R_{td}} = \frac{1}{R_{1}} + \frac{1}{R_{2}}+.....+\frac{1}{R_{n}}\)

4. Điện trở của dây dẫn kim loại phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công thức mô tả mối liên hệ đó. Điện trở suất là gì? Nêu ý nghĩa và đơn vị của điện trở suất.

Bài làm:

Điện trở của dây dẫn kim loại phụ thuộc vào:

  • Chiều dài dây dẫn
  • Tiết diện của dây dẫn
  • Vật liệu làm dây dẫn

Công thức: R=ρ.\ \frac{l}{s}\(R=ρ.\ \frac{l}{s}\)

Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của mỗi chất. Chất có điện trở suất thấp sẽ dễ dàng cho dòng điện truyền qua và chất có điện trở suất lớn sẽ có tính cản trở dòng điện lớn.

Đơn vị Ω.m\(Ω.m\)

5. Biến trở là gì? Có những kí hiệu nào mô tả biến trở trong mạch điện? Vẽ hình minh họa.

Bài làm:

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Kí hiệu:

Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều

6. Cho biết cách mắc vôn kế, ampe kế để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện.

Bài làm:

Cách mắc vôn kế (mắc song song với dụng cụ điện): Ở mạch điện cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế được nối với cực (+) của nguồn qua khóa K, chốt (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn.

Cách mắc ampe kế (mắc nối tiếp với dụng cụ điện): Ở mạch điện cần đo cường độ dòng điện, chốt (+) của ampe kế được nối với cực (+) của nguồn qua khóa K, chốt (-) của ampe kế nối với một đầu của dụng cụ điện. Đầu kia của của dụng cụ điện được nối với cực âm của nguồn.

7. Viết công thức tính công suất điện của một dụng cụ tiêu thụ điện.

Bài làm:

Công thức tính công suất điện: P=U.I=I^2.R=\frac{U^2}{R}\(P=U.I=I^2.R=\frac{U^2}{R}\)

8. Cho biết số vôn và số oát ghi trên một dụng cụ tiêu thụ điện và cho biết:

a, Cách tính cường độ dòng điện định mức của dụng cụ tiêu thụ điện. Cần sử dụng cầu chì có giá trị bao nhiêu thì phù hợp?

b, Cách mắc một bóng đèn dây tóc vào hiệu điện thế có giá trị thấp hơn giá trị định mức và cho biết điện trở của bóng đèn khi đó. Công suất tiêu thụ của dụng cụ điện khi đó là bao nhiêu?

Bài làm:

Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện là giá trị hiệu điện thế định mức. Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.

Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

a,\ I_{dm}=\frac{P_{dm}}{U_{dm}}\(a,\ I_{dm}=\frac{P_{dm}}{U_{dm}}\)

b, Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế U có giá trị thấp hơn giá trị định mức thì R ko thay đổi, công suất tiêu thụ của đèn khi đó là

P\(P'=\frac{U'^2}{R}\)

9. Giải thích tại sao cùng với một cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên?

Bài làm:

Theo định luật Jun - Len - xơ Q tỉ lệ thuận với R. Bởi vì vậy dây tóc bóng đèn được làm từ vật liệu có điện trở cao nên nhiệt lượng tỏa ra nhiều vì thế dây phát sáng, còn dây dẫn có điện trở thấp để truyền dòng điện nên nhiệt lượng tỏa ra không đáng kể vì thế hầu như dây dẫn không nóng lên.

10. Nêu các biện pháp sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.

Bài làm:

Biện pháp sử dụng điện an toàn:

  • Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
  • Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
  • Không được tự mình chạm vào mạch điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
  • Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

Biện pháp sử dụng điện tiết kiêm:

  • Giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm.
  • Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện.
  • Tắt các dụng cụ điện khi không sử dụng.

* Giải bài tập

1. Cường độ qua dây dẫn là 3 A khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 30 V.

a, Tính điện trở của dây dẫn.

b, Đặt vào hai đầu dây dẫn trên một hiệu điện thế 20V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn.

Bài làm:

a, Điện trở của dây dẫn là:

R=\frac{U}{I}=\frac{30}{3}=10(\Omega)\(R=\frac{U}{I}=\frac{30}{3}=10(\Omega)\)

b, Cường độ dòng điện qua dây dẫn là:

I\(I'=\frac{U'}{R}=\frac{20}{10}=2(A)\)

2. Hai điện trở R1 = 50 Ω, R2 = 100 Ω được mắc nối tiếp vào hai đầu một đoạn mạch, cường độ dòng điện qua mạch là 0,16 A. Tính hiệu điện thế qua hai đầu mỗi điện trở, và hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

Bài làm:

Có R1 nt R2 nên I = I1 = I2 = 0,16A

U1 = I1 . R1 = 0,16 . 50 = 8 V

U2 = I2 . R2 = 0,16 . 100 = 16 V

R1 nt R2 U = U1 + U2 = 8 + 16 = 24 V

3. Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 9 Ω, R2= 6 Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 7,2 V.

a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b, Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mạch rẽ và cường độ dòng điện trong mạch chính.

Bài làm:

a, Có R1 // R2

\rightarrow R_{td}=\frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\frac{6.9}{6+9}=3,6(\Omega)\(\rightarrow R_{td}=\frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\frac{6.9}{6+9}=3,6(\Omega)\)

b, I=\frac{U}{R_{td}}=\frac{7,2}{3,6}=2(A)\(I=\frac{U}{R_{td}}=\frac{7,2}{3,6}=2(A)\)

Có R1 // R2 U = U1 = U2 = 7,2V

I_{1} = \frac{U_{1}}{R_{1}} = \frac{7,2}{9} = 0,8 (A)\(I_{1} = \frac{U_{1}}{R_{1}} = \frac{7,2}{9} = 0,8 (A)\)

I=I_1+I_2\rightarrow I_2=1,2-0,8=1,2A\(I=I_1+I_2\rightarrow I_2=1,2-0,8=1,2A\)

4. Cho mạch điện như hình 13.1, vôn kế chỉ 36 V, ampe kế chỉ 3 A, R1 = 30 Ω.

Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều

a, Tìm số chỉ của ampe kế A1 và A2.

b, Tính điện trở R2.

Bài làm:

a, R1 // R2 U = U1 = U2 = 36 V

I_1=\frac{U_1}{R_1}=\frac{36}{30}=1,2(A)\(I_1=\frac{U_1}{R_1}=\frac{36}{30}=1,2(A)\)

R1 // R2 I = I1 + I2 I2 = I - I1 = 1,8 (A)

b,\ R_2=\frac{U_2}{I_2}=\frac{36}{1,8}=20(\Omega)\(b,\ R_2=\frac{U_2}{I_2}=\frac{36}{1,8}=20(\Omega)\)

5. Một dây dẫn bằng niken dài 20 m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của niken là 0,4.106Ω.m. Điện trở của dây dẫn này là

A.0,16Ω B.1,6Ω C.16Ω D.160Ω

Bài làm:

Đáp án: D

S=0,05mm^2=5.10^{-8}m^2\(S=0,05mm^2=5.10^{-8}m^2\)

R=\rho.\frac{l}{S}=0,4.10^{-6}.\frac{20}{5.10^{-8}}=160(\Omega)\(R=\rho.\frac{l}{S}=0,4.10^{-6}.\frac{20}{5.10^{-8}}=160(\Omega)\)

6. Một ấm điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20 độ C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm điện và nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài. Tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K

Bài làm:

Vì ấm điện có ghi 220V - 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V nên nó hoạt động đúng công suất định mức.

Vì bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm điện và nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài

\Rightarrow A=Q\(\Rightarrow A=Q\)

\rightleftharpoons P . t = m . c .(t2 - t1)\(\rightleftharpoons P . t = m . c .(t2 - t1)\)

\rightleftharpoons 1000 . t = 2 . 4200 . (100 - 20)\(\rightleftharpoons 1000 . t = 2 . 4200 . (100 - 20)\)

\rightleftharpoons t = 672(s)\(\rightleftharpoons t = 672(s)\)

7. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 13.2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U =9 V, dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Điều chỉnh biến trở Rb có giá trị 10 Ω để vôn kế chỉ 3V. Khi đó số chỉ của ampe kế là

A. 0,3 A. B. 0,6 A. C. 0,9 A. D. 1,2 A.

Bài làm:

Đáp án: B

Có R1 nt Rb U = U1 + Ub Ub = 6 V

\Rightarrow I_{b} = \frac{U_{b}}{R_{b}} = \frac{6}{10} = 0,6 (A)\(\Rightarrow I_{b} = \frac{U_{b}}{R_{b}} = \frac{6}{10} = 0,6 (A)\)

Vì R1 nt Rb \rightarrow\(\rightarrow\) I = Ib = 0,6 A

* Tự kiểm tra

Câu 1. Công thức không dùng để tính công suất điện là:

A. P=UI^{2}\(A. P=UI^{2}\) B.P=RI^2\(B.P=RI^2\) C. P=U\(C. P=U\) I D. P= \frac {U^{2}} {R}\(I D. P= \frac {U^{2}} {R}\)

Bài làm:

Đáp án: A

Câu 2. Trong các hệ thức liên hệ về đơn vị sau đây, hệ thức nào không đúng?

A. 1 kW.h = 360000 J B. 1 J = 1 V.A.s C. 1 J = 1 W.s D. 1 W = 1 J/s

Bài làm:

Đáp án: A

Câu 3. Dòng điện có cường độ 2 A chạy qua dây dẫn có điện trở 20 Ω trong thời gian 30 phút thì tỏa ra nhiệt lượng là

A. 144000 J B. 1200 J C. 7200 J D. 24000 J

Bài làm:

Đáp án: A

Q = RI^{2}t = 20 . 2^{2} . 30 .60 = 144000 (J)\(Q = RI^{2}t = 20 . 2^{2} . 30 .60 = 144000 (J)\)

Câu 4. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào là an toàn khi sử dụng điện?

A. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ điện khi thay bóng đèn.

B. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

C. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.

D. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 220 V.

Bài làm:

Đáp án: A

Câu 5. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9 V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 600 mA. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 15 V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là

A. 1,0 A B. 1,2 A C. 0,9 A D. 1,8 A

Bài làm:

Đáp án: A

Có vì điện trở không thay đổi nên \frac{U_{1}}{I_{1}} = \frac{U_{2}}{I_{2}} \rightleftharpoons \frac{9}{0,6} = \frac{15}{I_{2}} \Rightarrow I_{2} = 1 (A)\(\frac{U_{1}}{I_{1}} = \frac{U_{2}}{I_{2}} \rightleftharpoons \frac{9}{0,6} = \frac{15}{I_{2}} \Rightarrow I_{2} = 1 (A)\)

Câu 6. Cho đoạn mạch gồm R_1nt(R_2//R_3)\(R_1nt(R_2//R_3)\). Biết R_1=6\Omega,R_2=30\Omega,R_3=15\Omega\(R_1=6\Omega,R_2=30\Omega,R_3=15\Omega\) và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện bằng 24 V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 có độ lớn là:

A. 0,5 A B. 1,0 A B. 1,5 A B. 2,0 A

Bài làm:

Đáp án: A

Có: R_2//R_3\rightarrow R_{23}=\frac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=10(\Omega)\(R_2//R_3\rightarrow R_{23}=\frac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=10(\Omega)\)

Có R1 nt R23 \rightarrow R_{td} = R_{1} + R_{23} = 16 (\Omega)\(\rightarrow R_{td} = R_{1} + R_{23} = 16 (\Omega)\)

\Rightarrow I = \frac{U}{R_{td}} = 1,5A\(\Rightarrow I = \frac{U}{R_{td}} = 1,5A\)

Vì R1 nt R23 nên I=I_1=I_{23}=1,5A\rightarrow U_{23}=I_{23}.R_{23}=15V\(I=I_1=I_{23}=1,5A\rightarrow U_{23}=I_{23}.R_{23}=15V\)

R_2//R_3\rightarrow U_{23}=U_2=U_3=15V\(R_2//R_3\rightarrow U_{23}=U_2=U_3=15V\)

\Rightarrow I_2=\frac{U_2}{R_2}=0,5A\(\Rightarrow I_2=\frac{U_2}{R_2}=0,5A\)

Câu 7. Điện trở R=12\Omega\(R=12\Omega\) được mắc nối tiếp một biến trở Rx vào nguồn điện có hiệu điện thế bằng 12 V không đổi. Để cường độ dòng điện chạy qua Rx có độ lớn bằng 400 mA thì giá trị của biến trở Rx khi đó bằng:

A.\ 18\Omega\(A.\ 18\Omega\) B.\ 30\Omega\(B.\ 30\Omega\) C.\ 12\Omega\(C.\ 12\Omega\) D.\ 24\Omega\(D.\ 24\Omega\)

Bài làm:

Đáp án: A

R_{td}=\frac{U}{I}=\frac{12}{0,4}=30(\Omega)\(R_{td}=\frac{U}{I}=\frac{12}{0,4}=30(\Omega)\)

vì R nt Rx nên R_{td}=R+R_x\Rightarrow R_x=18(\Omega)\(R_{td}=R+R_x\Rightarrow R_x=18(\Omega)\)

Câu 8. Cho mạch điện gồm R1 nt (R2 // R3). Biết R_1=6\Omega,\(R_1=6\Omega,\) R_2=2R_3=18\Omega\(R_2=2R_3=18\Omega\) và cường độ dòng điện chạy qua R1 bằng 2 A. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này bằng:

A. 48 W. B. 24 W. C. 72 W. D. 96 W.

Bài làm:

Đáp án: A

R_3=9\Omega\(R_3=9\Omega\)

Có: R_2//R_3\rightarrow R_{23}=\frac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=6(\Omega)\(R_2//R_3\rightarrow R_{23}=\frac{R_2.R_3}{R_2+R_3}=6(\Omega)\)

R_1ntR_{23}\rightarrow R_{td}=R_1+R_{23}=12(\Omega)\(R_1ntR_{23}\rightarrow R_{td}=R_1+R_{23}=12(\Omega)\)

R_1ntR_{23}\rightarrow I=I_1=2A\(R_1ntR_{23}\rightarrow I=I_1=2A\)

\Rightarrow P=R_{td}.I^2=12.2^2=48(W)\(\Rightarrow P=R_{td}.I^2=12.2^2=48(W)\)

Câu 9. Để làm nóng một khối lượng nước bằng cách cho dòng điện có cường độ 2 A đi qua một điện trở 25 \Omega\(25 \Omega\) nhúng trong nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K (bỏ qua sự hao phí nhiệt lượng ra môi trường). Thời gian cần thiết để 1 kg nước tăng thêm 10^oC\(10^oC\)

A. 7 phút. B. 10 phút. C. 2 phút. D. 25 phút.

Bài làm:

Đáp án: A

Có: A = Q

\rightleftharpoons R . I^{2} . t = m . c . (\Delta_{t})\(\rightleftharpoons R . I^{2} . t = m . c . (\Delta_{t})\)

\rightleftharpoons 25 . 2^{2} . t = 1 . 4200 . 10\(\rightleftharpoons 25 . 2^{2} . t = 1 . 4200 . 10\)

\rightleftharpoons t = 420 (s) = 7 phút.\(\rightleftharpoons t = 420 (s) = 7 phút.\)

Câu 10. Một đèn compac loại 15 W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn dây tóc loại 75 W; nếu dùng đèn compac này thay cho đèn dây tóc nói trên trung bình mỗi ngày 5 giờ và 1 kW.h là 1350 đồng thì trong một tháng (30 ngày) sẽ tiết kiệm được số tiền điện so với khi sử dụng đèn dây tóc đó là bao nhiêu?

Bài làm:

Điện năng tiêu thụ của bóng đèn compac trong 30 ngày là:

A1 = P1 . t = 15 . 5 .30 = 2250 W.h = 2,25 kW.h

Số tiền điện trả cho bóng đèn compac trong 1 tháng là: 2,25 . 1350 = 3037,5 đồng

Điện năng tiêu thụ của bóng đèn dây tóc trong 30 ngày là:

A2 = P2 . t = 75 . 5 .30 = 11250 W.h = 11,25 kW.h

Số tiền điện trả cho bóng đèn dây tóc trong 1 tháng là: 11,25 . 1350 = 15187,5 đồng

Vậy trong một tháng bóng đèn compac sẽ tiết kiệm được: 15187, 5 - 3037,5 = 12150 đồng.

Câu 11. Cho mạch điện (hình 13.3), biết R_2=10\Omega,\(R_2=10\Omega,\) R_3=2R_1,\(R_3=2R_1,\) điện trở các vôn kế lớn vô cùng và vôn kế V1 chỉ 10 V, V2 chỉ 12 V. Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu đoạn mạch bằng bao nhiêu?

Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều

Bài làm:

Xét đoạn AN: R1 nt R2: RAN = R1 + R2

\rightarrow I_{AN}=\frac{U_{1}}{R_{1} + R_{2}}\(\rightarrow I_{AN}=\frac{U_{1}}{R_{1} + R_{2}}\)

Xét đoạn MB: R2 nt R3: RMB = R2 + R3

\rightarrow I_{MB}=\frac{U_{2}}{R_{2} + R_{3}}\(\rightarrow I_{MB}=\frac{U_{2}}{R_{2} + R_{3}}\)

Vì R1 nt R2 nt R3 nên IAN = IMB

\rightleftharpoons \frac{U_{1}}{R_{1} + R_{2}} = \frac{U_{2}}{R_{2} + R_{3}}\(\rightleftharpoons \frac{U_{1}}{R_{1} + R_{2}} = \frac{U_{2}}{R_{2} + R_{3}}\)

\rightleftharpoons \frac{10}{R_{1} + 10} = \frac{12}{10 + 2R_{1}}\(\rightleftharpoons \frac{10}{R_{1} + 10} = \frac{12}{10 + 2R_{1}}\)

\rightleftharpoons R_{1} = 2,5 (\Omega) \Rightarrow R_{3}=5 \Omega\(\rightleftharpoons R_{1} = 2,5 (\Omega) \Rightarrow R_{3}=5 \Omega\)

\Rightarrow R_{AB}=R_1+R_2+R_3=17,5\Omega\(\Rightarrow R_{AB}=R_1+R_2+R_3=17,5\Omega\)

I_{AB}=I_{AN}=\frac{U_1}{R_1+R_2}=0,8A\(I_{AB}=I_{AN}=\frac{U_1}{R_1+R_2}=0,8A\)

\Rightarrow U_{AB}=I_{AB}.R_{AB}=14V\(\Rightarrow U_{AB}=I_{AB}.R_{AB}=14V\)

Câu 12. Một bàn là điện loại 220 V - 1100 W, biết dây đốt nóng có chiều dài 1,2 m và tiết diện 0,03mm^2\(0,03mm^2\). Dây đốt nóng của bàn là này làm bằng chất có điện trở suất bằng bao nhiêu?

Bài làm:

Có: P = \frac{U^{2}}{R} \rightleftharpoons 1100=\frac{220^{2}}{R} \Rightarrow R = 44 (\Omega)\(P = \frac{U^{2}}{R} \rightleftharpoons 1100=\frac{220^{2}}{R} \Rightarrow R = 44 (\Omega)\)

Lại có: R=\rho .\frac{l}{S}\(R=\rho .\frac{l}{S}\)
\rightleftharpoons 44=\rho .\frac{1,2}{3.10^{-8}}\(\rightleftharpoons 44=\rho .\frac{1,2}{3.10^{-8}}\)

\Rightarrow \rho = 1,1 . 10^{-6} \Omega.m\(\Rightarrow \rho = 1,1 . 10^{-6} \Omega.m\)

Câu 13. Một trạm biến thế cách khu dân cư 5 km, đường dây tải điện từ trạm biến thế về khu dân cư gồm hai dây dẫn. Biết hiệu điện thế ở hai đầu đường dây truyền tải bằng 3 kV, công suất cung cấp ở nơi truyền tải là 300 kW và dây dẫn tải điện cứ 1 km có điện trở 0,2\Omega\(0,2\Omega\). Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện này bằng bao nhiêu?

Bài làm:

Đường dây dài 5 km có điện trở là 5 . 0,2 = 1 \Omega\(5 . 0,2 = 1 \Omega\)

P = U . I = \rightarrow I = \frac{P}{U} = \frac{3000}{3} = 100 A\(P = U . I = \rightarrow I = \frac{P}{U} = \frac{3000}{3} = 100 A\)

Vậy công suất hao phí là: P_{hp} = R.I^{2} = 1 . 100^{2} = 10000 W = 10 kW\(P_{hp} = R.I^{2} = 1 . 100^{2} = 10000 W = 10 kW\)

Câu 14. Điện trở R và biến trở Rx được mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 12 V không đổi. Biết rằng khi Rx=2\Omega\(Rx=2\Omega\) hoặc 8 \Omega\(8 \Omega\) thì công suất tiêu thụ của Rx trong hai trường hợp này là giống nhau. Để công suất tiêu thụ trên Rx đạt giá trị cực đại thì Rx phải có giá trị bằng bao nhiêu?

Bài làm:

Với Rx = 2 \Omega\(Rx = 2 \Omega\)

Có R nt Rx nên Rtd = R + Rx = R + 2

\rightarrow I = \frac{U}{R_{td}}=\frac{12}{R+2}\(\rightarrow I = \frac{U}{R_{td}}=\frac{12}{R+2}\)

\Rightarrow P_{x}=I^{2}.R_{x}= \frac{12^{2}}{(R+2)^{2}}.2\(\Rightarrow P_{x}=I^{2}.R_{x}= \frac{12^{2}}{(R+2)^{2}}.2\)

Với Rx = 8 \Omega\(Rx = 8 \Omega\)

Có R nt Rx nên R'td = R + Rx = R + 8

\rightarrow I\(\rightarrow I' = \frac{U}{R'_{td}}=\frac{12}{R+8}\)

\Rightarrow P\(\Rightarrow P'_{x}=I'^{2}.R_{x}= \frac{12^{2}}{(R+8)^{2}}.8\)

Vì công suất tiêu thụ trong hai trường hợp là như nhau nên Px=P\(Px=P'x\)\Leftrightarrow\frac{12^2}{(R+2)^2}.2=\frac{12^2}{(R+8)^2}.8\Rightarrow R=4(\Omega)\(\Leftrightarrow\frac{12^2}{(R+2)^2}.2=\frac{12^2}{(R+8)^2}.8\Rightarrow R=4(\Omega)\)

Ta có với R=4\Omega\(R=4\Omega\) thì:

P_x=\frac{12^2}{(R_x+4)^2}.R_x\(P_x=\frac{12^2}{(R_x+4)^2}.R_x\)

= \frac{12^{2}}{R_{x}^{2}+8R_{x}+16}.R{x}\(= \frac{12^{2}}{R_{x}^{2}+8R_{x}+16}.R{x}\)

= \frac{12^{2}}{R_{x}+8+\frac{16}{R_{x}}}\(= \frac{12^{2}}{R_{x}+8+\frac{16}{R_{x}}}\)

Để P_x\max thìR_x+8+\frac{16}{R_x}\min\(P_x\max thìR_x+8+\frac{16}{R_x}\min\)

Áp dụng định lí Cô - si cho 2 số dương \frac{16}{R_{x}}\(\frac{16}{R_{x}}\) và Rx:

\frac{16}{R_{x}} + R_{x} \geq 2\sqrt{R_{x}.\frac{16}{R_{x}}}\(\frac{16}{R_{x}} + R_{x} \geq 2\sqrt{R_{x}.\frac{16}{R_{x}}}\)

\Leftrightarrow \frac{16}{R_{x}} + R_{x} \geq 8\(\Leftrightarrow \frac{16}{R_{x}} + R_{x} \geq 8\)

Dấu bằng xảy ra khi \frac{16}{R_{x}} = R_{x} \Leftrightarrow R_{x}=4 \Omega\(\frac{16}{R_{x}} = R_{x} \Leftrightarrow R_{x}=4 \Omega\)

\Rightarrow R_{x}+8+\frac{16}{R_{x}} min= 16\(\Rightarrow R_{x}+8+\frac{16}{R_{x}} min= 16\)

\Rightarrow P_{x max} = \frac{12^{2}}{16} = 9 \Leftrightarrow R_{x} = 4 \Omega$\(\Rightarrow P_{x max} = \frac{12^{2}}{16} = 9 \Leftrightarrow R_{x} = 4 \Omega$\)

VnDoc xin hướng dẫn các bạn học sinh bài Soạn bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều- sách VNEN khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 13 trang 71. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Khoa học tự nhiên 9

Xem thêm