Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 30
Chúng tôi xin giới thiệu bài Khoa học tự nhiên 9 bài 30: Sơ lược về hóa học vở Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả
Bài: Sơ lược về hóa học vở Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
Mở đầu trang 145 Bài 30 KHTN 9: Hãy nêu những điều em đã biết và những điều em mong muốn biết thêm về tài nguyên trong vỏ Trái Đất.
Trả lời:
Những điều em đã biết về tài nguyên trong vỏ Trái Đất:
- Trong vỏ Trái Đất có khá nhiều tài nguyên có giá trị như các loại quặng kim loại, mỏ than, dầu mỏ, ...
- Nguồn tài nguyên trong vỏ Trái Đất khá dồi dồi nhưng không phải vô tận.
Những điều em mong muốn biết thêm về tài nguyên trong vỏ Trái Đất:
- Nguyên tố nào chiếm hàm lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất.
- Tài nguyên nào là quý hiếm.
- Thành phần hóa học chính có trong các quặng, mỏ khai thác phổ biến hiện nay.
Câu hỏi 1 trang 145 KHTN 9: Trong vỏ Trái Đất, tổng hàm lượng của 10 nguyên tố hóa học phổ biến là bao nhiêu phần trăm?
Trả lời:
Bảng. Phần trăm khối lượng của 10 nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái Đất
Tổng hàm lượng của 10 nguyên tố hóa học phổ biến là 99,79%
Luyện tập 1 trang 145 KHTN 9: Viết công thức hóa học của một số hợp chất của nguyên tố oxygen trong vỏ Trái Đất mà em biết.
Trả lời:
Một số hợp chất của nguyên tố oxygen trong vỏ Trái Đất như H2O, CaCO3, Al2O3, Fe3O4, CaSiO3, MgCO3...
Luyện tập 2 trang 146 KHTN 9: Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của vàng, giải thích vì sao trong tự nhiên vàng chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.
Trả lời:
Mức độ hoạt động hóa học của vàng rất yếu, do đó vàng ít tạo hợp chất với các nguyên tố khác. Vì vậy, vàng khá ổn định trong môi trường tự nhiên và dễ dàng tìm thấy ở dạng đơn chất.
Luyện tập 3 trang 146 KHTN 9: Một số hợp chất phổ biến của nguyên tố sắt trong vỏ Trái Đất gồm: iron(II) oxide, iron(II) carbonate, iron(III) oxide, iron(II) silicate và iron(II) disulfide. Trong các hợp chất trên, có bao nhiêu oxide, bao nhiêu muối?
Trả lời:
Trong các hợp chất trên:
- Có 2 oxide là iron(II) oxide, iron(III) oxide.
- Có 3 muối là iron(II) carbonate, iron(II) silicate và iron(II) disulfide.
Câu hỏi 2 trang 146 KHTN 9: Trình bày một số lợi ích của việc khai thác tài nguyên trong vỏ Trái Đất. Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Tài nguyên trong vỏ Trái Đất rất dồi dào và phong phú là nguồn cung cấp vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu chủ yếu cho con người.
- Cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng. Tài nguyên thường được sử dụng làm vật liệu là cát, đá,...
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp silicate, ngành sản xuất phân bón, ngành công nghiệp luyện kim,... Ví dụ, khoáng vật lưu huỳnh là nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid, cát trắng là nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh.
- Cung cấp nhiên liệu (than mỏ, dầu mỏ, khí thiên nhiên,...) để tạo ra năng lượng phục vụ cho các quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt của con người.
- Đất trên bề mặt vỏ Trái Đất là môi trường tồn tại và phát triển của sinh vật.
Câu hỏi 3 trang 147 KHTN 9: Có thể tách được đơn chất rắn nào từ khoáng vật chính tạo nên cát trắng?
Trả lời:
Thành phần chính tạo nên cát trắng là SiO2 nên có thể tách được đơn chất Si ra. Ta có thể tách được Si tinh thể bằng phương pháp khử magnesium (nung hỗn hợp SiO2/Mg/NaCl theo tỉ lệ 1/0,8/10 ở nhiệt độ 670oC, khí trơ, trong 10 giờ).
Luyện tập 4 trang 147 KHTN 9: Kể tên ít nhất ba loại sản phẩm mà trong đó đất sét (hình 30.5) được dùng làm nguyên liệu chính.
Trả lời:
Sản phẩm được làm ra từ đất sét như gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, đồ gốm sứ, ...
Câu hỏi 4 trang 148 KHTN 9: Tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên trong vỏ Trái Đất mang đến cho chúng ta những lợi ích nào?
Trả lời:
Việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ nguồn tài nguyên giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, đồng thời giữ được sự cân bằng của môi trường tự nhiên.
Vận dụng trang 148 KHTN 9: Khi sử dụng nhôm tái chế con người sẽ tiết kiệm được các tài nguyên nào? Giải thích.
Trả lời:
Khi sử dụng nhôm tái chế con người sẽ tiết kiệm được các tài nguyên như quặng bauxite, năng lượng điện, nước. Vì quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxite tiêu tốn nhiều năng lượng điện và nước, ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường.
>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 31
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 30: Sơ lược về hóa học vở Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Cánh diều và Toán 9 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.