Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các bạn đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng câu hỏi nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên lớp 9. Mời các bạn tham khảo

A. Hoạt động khởi động

Nêu nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến gen. Điều gì xảy ra nếu đột biến gen mất một cặp nucleotit ở mã kết thúc?

Em hãy suy nghĩ về điều sau đây: Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, nếu vì một lí do nào đó mà mất đi một vài gen thì cấu trúc NST mang gen đó sẽ bị biến đổi thế nào? Ngoài dạng biến đổi đó, cấu trúc NST có thể bị biến đổi theo hướng nào khác không, vì sao?

Bài làm:

* Đột biến gen:

- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học.

- Cơ chế: rối loạn sự bắt cặp Nu trong quá trình nhân đôi ADN.

- Khi mất 1 cặp Nu ở mã gốc thì có thể kéo dài chuỗi axit amin mà gen đó quy định hoặc không ảnh hưởng gì đến gen (nếu Nu tiếp theo nối vào vẫn hình thành bộ ba kết thúc).

* Em suy nghĩ

- Trong quá trình nhân đôi ADN, nếu maats1 vài gen thì NST mất đi 1 vài đoạn.

- Ngoài ra, NST có thể biến đổi theo hướng khác như thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Đột biến nhiễm sắc thể

- Hãy phán đoán xem 1 NST hoặc cả bộ NST có thể bị biến đổi, mất tính đặc thù như thế nào?

Bài làm:

- NST cũng có thể biến đổi gọi là đột biến NST.

- Đột biến NST là sự biến đổi NST về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Các NST sau khi bị biến đổi (hình 23.1 a,b,c) khác với NST ban đầu như thế nào?

Em hãy thử đặt tên cho mỗi loại đột biến đó.

Dựa vào nguyên nhân gây đột biến gen đã học, em hãy suy đoán những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST? Nêu hậu quả của đột biến cấu trúc NST.

Bài làm:

- Hình 23.1:

STTNST ban đầuNST sau khi bị biến đổiTên dạng đột biến
1Gồm các đoạn ABCDEFGHGồm các đoạn ABCDEFGMất đoạn NST
2Gồm các đoạn ABCDEFGHGồm các đoạn ABCEBCEFGHLặp đoạn NST
3Gồm các đoạn ABCDEFGHGồm các đoạn ADCBEFGHĐảo đoạn NST

- Nguyên nhân của đột biến cấu trúc NST: do các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học gây đứt gãy các đoạn NST.

- Hậu quả:

+ đột biến mất đoạn làm mất một số tính trạng do gen quy định.

+ lặp đoạn có thể có lợi nếu gen lặp là gen tốt

+ Đảo đoạn có thể làm bất hoạt gen bị đảo

C. Hoạt động luyện tập

1. Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật.

Bài làm:

- Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì nó làm mất cân bằng hệ gen đã được hình thành và duy trì do lâu đời.

2. Hình 23.2 dưới đây cho thấy trình tự bình thường của các gen trong một NST.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

NST nào sau đây là kết quả của sự mất đoạn xảy ra trên NST này?

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài làm:

Hình A là kết quả của sự mất đoạn def xảy ra ở NST hình 23.2

3. Quan sát hình 23.3, xác định dạng đột biến cấu trúc NST:

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài làm:

1. đột biến mất đoạn D

2. Đột biến lặp đoạn BC

3. Đột biến đảo đoạn DEF

4. Đột biến đảo đoạn BCD

5. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST

6. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST

7. Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST

4. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

a, Mất đoạn NST thường:

A. làm chết hoặc giảm sức sống của cá thể.

B. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

C. Không ảnh hưởng gì đến đời sống sinh vật.

D. có thể chết khi còn là hợp tử.

b, Đột biến NST là

A. sự phân li không bình thường của NST xảy ra trong phân bào.

B. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST

C. sự thay đổi trình tự sắp xếp các Nu trong ADN của NST.

D. những đột biến lệch bội hay đa bội.

Bài làm:

a, A

b, B

D. Hoạt động vận dụng

Phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc NST, cho ví dụ minh họa.

Bài làm:
Đột biến genĐột biến cấu trúc NST

- là những biến đổi liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp Nu trên ADN

- ảnh hưởng đến hoạt động của 1 gen => ảnh hưởng đến 1 protein, 1 tính trạng

- là những biến đổi liên quan đến 1 hoặc 1 vài đoạn gen trên NST

- ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 vài gen => ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 vài protein, tính trạng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Quan sát hình 23.4. Em hãy mô tả cơ chế gây đột biến cấu trúc NST.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

2. Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến cấu trúc NST phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

Bài làm:

1. Một trong những cơ chế gây đột biến cấu trúc NST là sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I.

2. Ở ruồi giấm lặp đoạn 16A trên NST X cho mắt hình cầu thành mắt dẹt

ở ngô, đột biến mất đoạn làm giảm sức sống

Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được VnDoc hướng dẫn, Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học. Chúc các bạn học tốt

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
6 1.458
Sắp xếp theo

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm