Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 39: Axit axetic

Bài 39: Axit axetic

Khoa học tự nhiên 9 bài 39: Axit axetic. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh củng cố kiến thức, đồng thời học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình

A. Hoạt động khởi động

Sgk trang 42.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Công thức phân tử, công thức cấu tạo

Quan sát mô hình cấu tạo của phân tử axit axetic trong sách giáo khoa trang 42. Từ các môi hình đó, hãy cho biết công thức cấu tạo, công thức phân tử của axit axetic.

Trả lời:

  • Công thức cấu tạo: CH3C(OH)=O
  • Công thức phân tử: C2H4O2

2. Tính chất vật lý

Tiến hành các thí nghiệm dưới và bổ sung thông tin vào cột.

Tên thí nghiệmCách tiến hànhNhận xét
1. Quan sát về trạng thái, màu sắc, mùi vịQuan sát lọ thủy tinh không màu đựng axit axetic. Mở nút, ngửi mùi hơi axit bay ra.

Trạng thái: ........

Màu sắc: ........

Mùi: ........

2. Nghiên cứu về tính tanRót 2 - 5 ml nước vào ống nghiệm. Them dần vào ống nghiệm từng giọt axit axetic. Quan sát quá trình hòa tan (Có thế khuấy hoặc lắc nhẹ) của axit axetic trong nướcKhả năng hòa tan trong nước: ...................

Trả lời:

Thí nghiệmNhận xét
1. Quan sát về trạng thái, màu sắc, mùi vị

Trạng thái: Chất lỏng

Màu sắc: Không màu

Mùi vị hơi chua

2. Nghiên cứu về tính tanKhả năng hòa tan trong nước: Vô hạn

3. Tính chất hóa học

a) Tính chất của axit

Hãy dự đoán: axit axetic có những tính chất hóa học nào. Đề xuất cách kiểm chứng các dự đoán trên.

Tiến hành các thí nghiệm sau để kiểm chứng các dự đoán trên.

Tên thí nghiệmCách tiến hành thí nghiệmNhận xét
1. Tác dụng với quỳ tímNhỏ vài giọt dung dịch axit axetic lên mẩu giấy quỳ tím. Nhận xét sự thay đổi màu của quỳ tímMàu giấy quỳ tím ....
2. Tác dụng với oxit bazoThêm ít bột đồng (II) oxit CuO vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch axit axetic, đun nhẹ. Nhận xét sự thay dổi màu của đồng (II) oxit và dung dịch

Chất rắn: ..........

Màu của dụng dịch: .................

3. Tác dụng bazoNhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào ống nghiệm đựng dung dịch natri hidroxit đã có vài giọt phenolphtalein. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch.Màu của dụng dịch: .................
4. Tác dụng với muốiNhỏ mấy giọt natri sunfat/ natri clorua vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dich axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát đượcTrong ống nghiệm: ....
Nhỏ mấy giọt natri cacbonat/ natri hidrocacbonat vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dich axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát đượcTrong ống nghiệm: ....
5. Tác dụng với kim loạiCho mẩu dây đồng kim loại vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát được.Mẩu dây đồng: .........
Cho mẩu dây nhôm kim loại vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát được.Mảnh nhôm: .....

Nêu kết luận, nhận xét chung nhất về tính chất hóa học của axit axetic.

b) Tác dụng với rượu etylic

Thí nghiệm: Sgk trang 44.

Câu hỏi:

1. Hãy giải thích tại sao khi cho dung dịch natri hidrocabonat vào hỗn hợp X thu được ở ống nghiệm lại thấy có bọ khí sinh ra.

2. Viết PTHH của phản ứng tạo thành etyk axetat. Thế nào là phản ứng exye hóa.

Trả lời:

a)

Tên thí nghiệmCách tiến hành thí nghiệmNhận xét
1. Tác dụng với quỳ tímNhỏ vài giọt dung dịch axit axetic lên mẩu giấy quỳ tím. Nhận xét sự thay đổi màu của quỳ tímQuỳ tím chuyển sang màu đỏ
2. Tác dụng với oxit bazoThêm ít bột đồng (II) oxit CuO vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch axit axetic, đun nhẹ. Nhận xét sự thay dổi màu của đồng (II) oxit và dung dịchBột CuO màu đen tan dần trong axit, dung dịch xuất hiện màu xanh.
3. Tác dụng bazoNhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào ống nghiệm đựng dung dịch natri hidroxit đã có vài giọt phenolphtalein. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch.Dung dịch ban đầu có màu hồng chuyển dần sang không màu.
4. Tác dụng với muốiNhỏ mấy giọt natri sunfat/ natri clorua vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dich axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát đượcKhông có hiện tượng gì xảy ra.
Nhỏ mấy giọt natri cacbonat/ natri hidrocacbonat vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dich axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát đượcSủi bọt khí
5. Tác dụng với kim loạiCho mẩu dây đồng kim loại vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát được.Không quan sát thấy hiện tượng gì.
Cho mẩu dây nhôm kim loại vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch axit axetic. Nêu hiện tượng quan sát được.Mảnh nhôm tan ra.

Nhận xét: Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit.

b)

1. Khi cho natri hidrocacbonat vào X, ta thu được bọt khí vì natri hidrocacbonat đã tác dụng với axit có trong hỗn hợp tạo ra khí cacbonic.

2. Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit axetics và rượu tạo thành este.

4. Ứng dụng - Điều chế

a) Ứng dụng

sgk trang 45

b) Điều chế

sgk trang 45.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 45 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Viết PTHH minh họa tính chất của axit axetic theo sơ đồ phản ứng dưới đây:

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 45 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Viết PTHH minh họa tính chất của axit axetic theo sơ đồ phản ứng dưới đây:

a) CH_3COOH + KOH \rightarrow\(a) CH_3COOH + KOH \rightarrow\)

b) CH_3COOH + CaCO_3 \rightarrow\(b) CH_3COOH + CaCO_3 \rightarrow\)

c) CH_3COOH + Al \rightarrow\(c) CH_3COOH + Al \rightarrow\)

d) CH_3COOH + CuO \rightarrow\(d) CH_3COOH + CuO \rightarrow\)

Bài làm:

a) CH_3COOH + KOH \rightarrow CH_3COOK + H_2O\(CH_3COOH + KOH \rightarrow CH_3COOK + H_2O\)

b) CH_3COOH + CaCO_3 \rightarrow (CH_3COO)_2Ca + H_2O + CO+2\(b) CH_3COOH + CaCO_3 \rightarrow (CH_3COO)_2Ca + H_2O + CO+2\)

c) 6CH_3COOH + 2Al \rightarrow 2(CH_3COO)_3Al + 3H_2\(c) 6CH_3COOH + 2Al \rightarrow 2(CH_3COO)_3Al + 3H_2\)

d) 2CH_3COOH + CuO \rightarrow (CH_3COO)_2Cu + H_2O\(d) 2CH_3COOH + CuO \rightarrow (CH_3COO)_2Cu + H_2O\)

Câu 2: Trang 45 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng riêng rẽ sau:

a) Nước, rượu etylic, axit axetic.

b) Dung dịch axit axetic, dung dịch axits sunfuric, rượu etylic.

Bài làm:

a) Dùng quỳ tím để nhận biết axit axetic (quỳ hóa đỏ); lấy đũa thủy tinh nhúng vào 2 chất lỏng còn lại, đốt trên đèn cồn, nhận biết được rượu etylic là chất cháy được.

b) Dùng quỳ tím để nhận biết rượu etylic là chất không làm đổi màu quỳ tím;

Dùng bari clorua: axit sunfuric tạo kết tủa trắng; axit axetic không phản ứng.

Câu 3: Trang 45 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Để trung hòa 100 ml dung dịch axit axetic cần 200 ml dung dịch natri hidroxit 0,1M. Tính nồng độ mol của axit axetic trong dung dịch đã sử dụng.

Bài làm:

Số mol của NaOH tham gia phản ứng là: n = C_M \times V = 0,1\times 0,2 = 0,02 (mol)\(n = C_M \times V = 0,1\times 0,2 = 0,02 (mol)\)

PTHH: CH_3COOH + NaOH \rightarrow CH_3COONa + H_2O\(CH_3COOH + NaOH \rightarrow CH_3COONa + H_2O\)

Từ phương trình hóa học: n_{axit} = n_{NaOH} = 0,02\(n_{axit} = n_{NaOH} = 0,02\)

Nồng độ mol của axit axetic trong dung dịch là: C_M = \frac{n}{V} = \frac{0,02}{0,1} = 0,2 \;M\(C_M = \frac{n}{V} = \frac{0,02}{0,1} = 0,2 \;M\)

Câu 4: Trang 46 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Đun sôi 10,6 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic có tỉ lệ mol 1:1 (có mặt axit sunfuric làm xúc tác) đén khi dừng lại thu được 4,4 gam etyl axetat.

a) Viết PTHH của phản ứng.

b) Tính hiệu suất của quá trình tạo thành etyl axetat.

Bài làm:

a) PTHH: CH_3COOH + C_2H_5OH \overset{xt}{\rightarrow } CH_3COOC_2H_5 + H_2O\(CH_3COOH + C_2H_5OH \overset{xt}{\rightarrow } CH_3COOC_2H_5 + H_2O\)

b) Gọi số mol của axit axetic và rượu etylic là x (mol) mỗi loại.

Ta có: 60x + 46x = 10,6 \Leftrightarrow x = 0,1 (mol).\(60x + 46x = 10,6 \Leftrightarrow x = 0,1 (mol).\)

Số mol etyl axeta tạo thành là: n_{etyl \; axetat } = 0,05 mol.\(n_{etyl \; axetat } = 0,05 mol.\)

Theo lí thuyết, số mol etyl axetat tạo thành là: n_{lt} = n_{axit} = n_{etylic} = 0,1 (mol)\(n_{lt} = n_{axit} = n_{etylic} = 0,1 (mol)\)

Vậy hiệu suất phản ứng là: H = \frac{n_{tt}}{n_{lt}} = \frac{0,05}{0,1}\times 100\% = 50\%\(H = \frac{n_{tt}}{n_{lt}} = \frac{0,05}{0,1}\times 100\% = 50\%\)

Câu 5: Trang 46 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Viết PTHH của phản ứng este hóa (khi có xúc tác là axit sunfuric) giữa axit axetic và rượu metylic CH_3OH\(CH_3OH\), rượu propylic C_3H_7OH\(C_3H_7OH\)

Bài làm:
    • CH_3COOH + CH_3OH \overset{xt}{\rightarrow } CH_3COOCH_3 + H_2O\(CH_3COOH + CH_3OH \overset{xt}{\rightarrow } CH_3COOCH_3 + H_2O\)
    • CH_3COOH + C_3H_7OH \overset{xt}{\rightarrow } CH_3COOC_3H_7 + H_2O\(CH_3COOH + C_3H_7OH \overset{xt}{\rightarrow } CH_3COOC_3H_7 + H_2O\)

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 46 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy giải thích:

a) Để tẩy bỏ cặn trong các dụng cụ đun nước, người ta dùng dung dịch axit axetic hoặc giấm ăn.

b) Để làm sạch các vật dụng bằng kim loại, người ta dùng vải sạch tẩm giấm ăn để lau chùi.

Bài làm:

a) Các cặn trong dụng cụ nấu ăn có thành phần chính là muối cacbonat, chính vì vậy mà ta có thể dùng axit axetic để hòa tan muối cacbonat đó. Thành phần chính của giấm ăn là axit axetic nên có thể thay thế axit axetic bằng giấm ăn. Hơn nữa, axit axetic không gây hại cho sức khỏe nên ta có thể dùng được. (Có rất nhiều axit có thể hòa tan được muối cacbonat).

b) Các gỉ sét trên bề mặt vật dụng là các oxit kim loại; axit axetic có thể hoà tan các oxit kim loại tạo thành muối axetat tan;

Câu 2: Trang 46 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Thành phần chính của dầu chuối (chất tạo mùi thơm nhẹ cho các loại nước giải khát như chè đỗ đen, chè đậu xanh, ...) là este isoamyl axetat CH_3COO(CH_2)_2CH(CH_3)_2\(CH_3COO(CH_2)_2CH(CH_3)_2\). Chất này có thể tách chiết từ quả chuối chín. Trong công nghiệp, người ta điều chế nó bằng cách cho axit axetic tác dụng với rượu isoamylic (CH_3)_2CHCH_2CH_2OH\((CH_3)_2CHCH_2CH_2OH\) khi có xúc tác là axit sunfurric. Hãy viết PTHH của phản ứng này.

Bài làm:

PTHH: CH_3COOH + (CH_3)_2CHCH_2CH_2OH \overset{xt}{\rightarrow }CH_3COO(CH_2)_2CH(CH_3)_2 + H_2O\(CH_3COOH + (CH_3)_2CHCH_2CH_2OH \overset{xt}{\rightarrow }CH_3COO(CH_2)_2CH(CH_3)_2 + H_2O\)

Giải bài 39: Axit axetic - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 42. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 39: Axit axetic. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm