Đáp án: C
Khoa học tự nhiên 9 bài 50: Dòng điện xoay chiều
Bài 50: Dòng điện xoay chiều
Khoa học tự nhiên 9 bài 50: Dòng điện xoay chiều được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo
- Khoa học tự nhiên 9 bài 46: Từ trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 47: Nam châm điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 48: Lực điện từ - Động cơ điện một chiều
- Khoa học tự nhiên 9 bài 49: Hiện tượng cảm ứng điện từ
A. Hoạt động khởi động
Ở bài hiện tượng cảm ứng điện từ các em đã biết điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đó biến thiên. Tuy nhiên, để làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên ta có hai cách: làm số đường sức từ tăng lên hoặc giảm đi.
Dòng điện cảm ứng có gì thay đổi khi ta thay đổi cách thức biên thiên của số đường sức từ qua một cuộn dây dẫn kín (đang tăng thì giảm, hoặc đang giảm thì tăng)?
Trả lời:
Dòng điện cảm ứng sẽ đổi chiều nếu cách thức biến thiên số đường sức từ qua một cuộn dây dẫn kín thay đổi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Chiều của dòng điện cảm ứng, cách tạo ra dòng điện xoay chiều
a) Chiều của dòng điện cảm ứng
Thí nghiệm: sgk trang 100
Hoàn thành các kết luận sau:
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của một cuộn dây kín tăng lên thì dòng điện cảm ứng có chiều ... với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm đi.
- Muốn cho dòng điện qua một cuộn dây kín liên tục đổi chiều thì cần phải liên tục ....cách thức biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đó. Dòng điện đó gọi là dòng điện xoay chiều
b) Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Thí nghiệm: sgk trang 101
Hoàn thành kết luận sau:
Có nhiều cách để tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín, có thể cho nam châm ... trong cuộn dây dẫn kín, hay cho cuộn dây .... trong từ trường của nam châm.
Trả lời:
a)
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của một cuộn dây kín tăng lên thì dòng điện cảm ứng có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm đi.
- Muốn cho dòng điện qua một cuộn dây kín liên tục đổi chiều thì cần phải liên tục thay đổi cách thức biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đó. Dòng điện đó gọi là dòng điện xoay chiều
b)
Có nhiều cách để tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín, có thể cho nam châm quay đều trong cuộn dây dẫn kín, hay cho cuộn dây quay đều trong từ trường của nam châm.
2. Máy phát điện xoay chiều
Quan sát cấu tạo của hai loại máy phát điện được mô tả ở hình 50.4 và 50.5 (sgk trang 102) và trả lời những câu hỏi sau:
- Những bộ phân chính của máy phát điện.
- Mỗi loại máy phát điện tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách nào?
Hoàn thành kết luận sau:
- Các máy phát điện xoay chiều đều có ... bộ phận chính là : ................
- Bộ phận đứng yên được gọi là stato, bộ phận chuyển động được gọi là rôto.
Trả lời:
- Những bộ phận chính của máy phát điện là: Cuộn dây, nam châm điện.
- Mỗi loại máy phát điện tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách: cho nam châm quay xung quanh cuộn dây.
- Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là : nam châm và cuộn dây.
- Bộ phận đứng yên được gọi là stato, bộ phận chuyển động được gọi là rôto.
3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Quan sát các hiện tượng được mô tả ở hình 50.6 (sgk trang 102) và cho biết dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì?
Nếu thay nguồn điện xoay chiều bằng nguồn điện một chiều cho hiện tượng ở hình 50.6a và 50.6b thì tác dụng của dòng điện lên kim nam châm và lên bóng đèn có gì thay đổi không? Tại sao?
Hoàn thành kết luận sau:
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm ...
Khi dòng điện đổi chiều liên tục, dây tóc của bóng đèn sẽ ...., nhưng do quá trình nguội chậm và do mắt có khả năng lưu ảnh nên ta không phát hiện ra điều đó.
Trả lời:
Hiện tượng:
- 50.6a: Nam châm bị hút về phía cuộn dây và liên tục đổi chiều.
- 50.6b: Đèn sáng. (sáng tối liên tục do sực đổi chiều của dòng điện).
Tác dụng của dòng điện xoay chiều:
- Tác dụng từ.
- Tác dụng nhiệt.
- Tác dụng phát sáng (quang).
- Tác dụng sinh lí.
Nếu thay nguồn điện xoay chiều bằng nguồn điện một chiều thì hiện tượng ở hình 50.6a có sự thay đổi: Kim nam châm luôn bị hút về phía cuộn dây.
Kết luận:
- Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
- Khi dòng điện đổi chiều liên tục, dây tóc của bóng đèn sẽ sáng tối liên tục, nhưng do quá trình nguội chậm và do mắt có khả năng lưu ảnh nên ta không phát hiện ra điều đó.
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 103 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Trong các thí nghiệm như hình 50.7, thí nghiệm nào tạo ra dòng điện xoay chiều?
Câu 2: Trang 103 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Trong thí nghiệm như hình 50.8, khi đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn (bằng cách đảo cực của nguồn điện) thì tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Tại sao?
Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện đổi cực, làm cho lực tác dụng giữa nam châm điện và kim nam châm đổi chiều, tức làm cho kim nam châm quay. Còn nam châm điện đổi cực thì vẫn luôn hút sắt non.
Câu 3: Trang 103 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Tìm đáp án sai. Để tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây (hình 50.9), ta có thể cho nam châm quanh liên tục quanh
A. trục AB
B. trục CD
C. trục PQ
D. trục AB hoặc CD
Đáp án: C
Câu 4: Trang 104 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Tác dụng nào trong các tác dụng sau đây của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng từ.
Tác dụng nhiệt không phụ thuộc vào chiều dòng điện.
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Trang 104 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Kể tên các thiết bị sử dụng trong gia đình dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều.
Các thiết bị dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện: Máy sưởi, bếp điện, bếp từ, bàn là, máy sấy tóc, ...
Câu 2: Trang 104 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Tại sao ổ cắm điện sử dụng trong gia đình không cần phân biệt cực âm (-) cực dương (+) như pin?
Vì điện dùng trong mạng điện dân dụng là dòng điện xoay chiều, đổi chiều liên tục.
Câu 3: Trang 104 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Dòng điện làm sáng bóng đèn ở xe đạp khi di chuyển có phải là dòng xoay chiều không? Tại sao?
Dòng điện làm sáng bóng đèn ở xe đạp khi xe chuyển động (đinamô) là dòng điện xoay chiều. Vì nó được tạo ra trong cuộn dây được đặt trong từ trường của nam châm quay (nam châm quay nhờ được kết nối với chuyển động của xe).
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Câu 1: Trang 104 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Có thể sử dụng ampe kế và vôn kế mà các em đã học để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều được không? Tại sao?
Có thể dùng vôn kế và ampe kế để đo dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều được vì ta có thể chọn núm AC để đo cho dòng điện xoay chiều.
Câu 2: Trang 104 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Có thể biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều được không? Nếu có, cho ví dụ về dụng cụ thực hiện việc biến đổi đó.
Có thể biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều bằng cách sử dụng điot chỉnh lưu cả chu kì.
Ví dụ: Sạc điện thoại, ...
Giải bài 50: Dòng điện xoay chiều - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 100. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
............................................
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 50: Dòng điện xoay chiều. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt