Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 38
VnDoc xin giới thiệu bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 38: Quy luật di truyền của Mendel chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9.
Bài: Quy luật di truyền của Mendel
Mở đầu trang 183 Bài 38 KHTN 9: Em hãy mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng của gia đình trong hình 38.1. Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ hai bị bệnh bạch tạng hay không? Giải thích.
Trả lời:
- Mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng của gia đình trong hình 38.1: Bố mẹ đều mắc bệnh bạch tạng sinh được một người con gái cũng bị bệnh bạch tạng.
- Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ hai bị bệnh bạch tạng là 100%. Giải thích: Bệnh bạch tạng do allele lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Quy ước: A – bình thường trội hoàn toàn so với a – bị bệnh bạch tạng. Bố mẹ đều bị bệnh bạch tạng sẽ có kiểu gene là aa. Vì aa × aa → 100% aa nên tất cả những người con được sinh ra từ cặp vợ chồng trên đều sẽ bị bệnh bạch tạng.
Câu hỏi 1 trang 183 KHTN 9: Dựa vào hình 38.2, hãy nêu tên các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan.
Trả lời:
Tên các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan:
- Tính trạng vị trí mọc của hoa (hoa dọc theo thân, hoa ở ngọn)
- Tính trạng màu sắc hoa (hoa tím, hoa trắng)
- Tính trạng màu sắc quả (quả xanh, quả vàng)
- Tính trạng hình dạng quả (quả không có ngấn, quả có ngấn)
- Tính trạng hình dạng hạt (hạt trơn, hạt nhăn)
- Tính trạng màu sắc hạt (hạt vàng, hạt xanh)
- Tính trạng chiều cao cây (cây cao, cây thấp)
Câu hỏi 2 trang 184 KHTN 9: Nêu ý tưởng nghiên cứu của Mendel.
Trả lời:
Ý tưởng nghiên cứu của Mendel:
- Tạo dòng thuần bằng phương pháp cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
- Tiến hành lai các cặp bố mẹ để theo dõi từng cặp tính trạng qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau.
- Phân tích số liệu ghi nhận từ các phép lai để đưa ra giả thuyết.
- Dùng phép lai kiểm nghiệm để kiểm tra các giả thuyết, từ đó, rút ra các quy luật di truyền.
Câu hỏi 3 trang 184 KHTN 9: Từ phép lai trong hình 38.3, lấy ví dụ minh họa cho các thuật ngữ trong bảng dưới đây.
Thuật ngữ |
Ví dụ |
Tính trạng |
Màu hoa |
Nhân tố di truyền |
|
Cơ thể thuần chủng |
|
Cặp tính trạng tương phản |
|
Tính trạng trội |
|
Tính trạng lặn |
|
Kiểu hình |
|
Kiểu gene |
|
Allele |
|
Dòng thuần |
Trả lời:
Thuật ngữ |
Ví dụ |
Tính trạng |
Màu hoa |
Nhân tố di truyền |
A và a |
Cơ thể thuần chủng |
AA và aa |
Cặp tính trạng tương phản |
Hoa tím và hoa trắng |
Tính trạng trội |
Hoa tím |
Tính trạng lặn |
Hoa trắng |
Kiểu hình |
Hoa tím, hoa trắng |
Kiểu gene |
AA, Aa, aa |
Allele |
A và a |
Dòng thuần |
AA và aa |
Câu hỏi 4 trang 184 KHTN 9: Quan sát hình 38.3, mô tả phép lai một cặp tính trạng của Mendel về màu hoa của cây đậu hà lan.
Trả lời:
Mô tả phép lai một cặp tính trạng của Mendel về màu hoa của cây đậu hà lan: Khi lai bố mẹ thuần chủng hoa tím và hoa trắng, 100% F1 có hoa tím, F2 phân li theo tỉ lệ 3 hoa tím : 1 hoa trắng.
Câu hỏi 5 trang 184 KHTN 9: Giải thích kết quả phép lai theo quan điểm của Mendel.
Trả lời:
Giải thích kết quả phép lai theo quan điểm của Mendel:
- Tính trạng màu hoa do 1 cặp nhân tố di truyền (A và a) quy định.
- Mỗi cây thuần chủng thuộc thế hệ P có 2 nhân tố di truyền y hệt nhau là AA (hoa tím) hoặc aa (hoa trắng). Khi các cây P tạo giao tử, cây hoa tím AA chỉ cho một loại giao tử A, cây hoa trắng aa chỉ cho một loại giao tử a.
- Sự kết hợp các giao tử A và a của P tạo nên cơ thể lai F1 chứa tổ hợp nhân tố di truyền Aa, nhưng nhân tố di truyền quy định hoa trắng không được biểu hiện, do đó F1 có kiểu hình hoa tím.
- Khi các cây F1 tạo giao tử, cặp nhân tố di truyền Aa không hòa trộn vào nhau mà sẽ phân li đi về các giao tử tạo ra một nửa số giao tử mang A và một nửa số giao tử mang a (1A : 1a). Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 hoa tím : 1 hoa trắng.
Câu hỏi 6 trang 186 KHTN 9: Quan sát hình 38.4:
a) Nêu kết quả hai phép lai 1 và 2. Giải thích.
b) Xác định kiểu gene của mỗi cây hoa tím ở thế hệ P và F1 trong hình 38.4.
c) Nêu vai trò của phép lai phân tích.
Trả lời:
a) - Kết quả hai phép lai 1 và 2:
+ Kết quả phép lai 1: Đời con có 100% cây hoa màu tím.
+ Kết quả phép lai 2: Đời con có 50% cây hoa màu tím : 50% cây hoa màu trắng.
- Giải thích: Cây hoa tím có kiểu gene đồng hợp AA hoặc kiểu gene dị hợp Aa. Cây hoa tím có kiểu gene đồng hợp AA chỉ tạo ra một loại giao tử A, cây hoa tím có kiểu gene dị hợp Aa cho ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 50% A : 50% a. Cây lai với cây hoa tím là cây hoa trắng có kiểu gene aa, chỉ cho một loại giao tử a. Như vậy, nếu cây hoa tím có kiểu gene đồng hợp AA sẽ cho đời con có 100% cây hoa màu tím; nếu cây hoa tím có kiểu gene dị hợp Aa sẽ cho đời con có 50% cây hoa màu tím : 50% cây hoa màu trắng.
b) Xác định kiểu gene của mỗi cây hoa tím ở thế hệ P và F1 trong hình 38.4:
- Ở phép lai 1: Cây hoa tím ở thế hệ P có kiểu gene AA, cây hoa tím ở thế hệ F1 có kiểu gene Aa.
- Ở phép lai 2: Cây hoa tím ở thế hệ P có kiểu gene Aa, cây hoa tím ở thế hệ F1 có kiểu gene Aa.
c) Vai trò của phép lai phân tích: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cá thể mang tính trạng lặn nhằm xác định kiểu gene của cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene.
Câu hỏi 7 trang 186 KHTN 9: Dựa vào hình 38.5:
a) Mô tả cách tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm của Mendel.
b) Xác định tỉ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2.
c) Xác định tỉ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2.
Trả lời:
a) Cách tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm của Mendel: Mendel lai 2 dòng đậu thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn thu được F1 có 100% hạt vàng, trơn. Ông tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
b) Tỉ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
c) Tỉ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2:
+ Đối với tính trạng màu hạt: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
+ Đối với tính trạng hình dạng hạt: 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn.
Câu hỏi 8 trang 187 KHTN 9: Quan sát hình 38.5:
a) Xác định các biến dị tổ hợp ở F2.
b) Trình bày cơ chế hình thành biến dị tổ hợp.
Trả lời:
a) Các biến dị tổ hợp ở F2: AABb, AaBB quy định hạt vàng, trơn; AAbb, Aabb quy định hạt vàng, nhăn; aaBB, aaBb quy định hạt xanh, trơn.
b) Cơ chế hình thành biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp được hình thành thông qua quá trình giảm phân và thụ tinh.
- Trong giảm phân, các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, do đó các cặp gene trên các cặp NST tương đồng cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, mỗi giao tử mang tổ hợp các allele khác nhau.
- Trong thụ tinh, giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, qua đó các allele cũng tổ hợp với nhau một các ngẫu nhiên trong các hợp tử, nhờ đó làm xuất hiện nhiều tổ hợp gene mới không có ở thế hệ bố mẹ.
Luyện tập trang 188 KHTN 9: Ở cây đậu hà lan, xét tính trạng màu quả và chiều cao cây: allele A (quả xanh) là trội so với a (quả vàng), B (cây cao) là trội so với b (cây thấp). Hãy viết sơ đồ lai của phép lai P: Aabb × aaBb và cho biết các kiểu gene và kiểu hình biến dị tổ hợp ở thế hệ con.
Trả lời:
- Viết sơ đồ lai của phép lai P: Aabb × aaBb
P: Aabb (Quả xanh, cây thấp) × aaBb (Quả vàng, cây cao)
GP: Ab, ab aB, ab
F1:
GP |
Ab |
ab |
aB |
AaBb |
aaBb |
ab |
Aabb |
aabb |
+ Tỉ lệ kiểu gene: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 1 quả xanh, cây cao : 1 quả xanh, cây thấp : 1 quả vàng, cây cao : 1 quả vàng, cây thấp.
- Các kiểu gene và kiểu hình biến dị tổ hợp ở thế hệ con: AaBb quy định quả xanh, thân cao; aabb quy định quả vàng, thân thấp.
Vận dụng trang 188 KHTN 9: Trong chăn nuôi, người ra thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại. Em hãy giải thích ý nghĩa của phương pháp này.
Trả lời:
Trong chăn nuôi, người ra thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại nhằm tạo ra con lai mang biến dị tổ hợp với nhiều tính trạng mong muốn từ giống bố mẹ như có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống địa phương và có sức tăng sản của giống ngoại lai nhập ngoại.
>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 39
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 38: Quy luật di truyền của Mendel sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Cánh diều và Toán 9 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.
- Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
- Bài 40: Di truyền học người
- Bài 41: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
- Bài: Ôn tập chủ đề 11
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 1: Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 2: Nhôm
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép
- Khoa học tự nhiên 9 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- Khoa học tự nhiên 9 bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 7: Các đại lượng cơ bản của dòng điện một chiều trong đoạn mạch
- Khoa học tự nhiên 9 bài 8: Định luật Ôm, xác định điện trở dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- Khoa học tự nhiên 9 bài 9: Đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
- Khoa học tự nhiên 9 bài 10: Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở
- Khoa học tự nhiên 9 bài 11: Điện năng, công, công suất điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 12: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Giới thiệu về di truyền học
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Giảm phân và thụ tinh
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 19: ADN và gen
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 20: ARN, mối quan hệ giữa gen và ARN
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 22: Đột biến gen
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Di truyền học Menđen - Lai một cặp tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 26: Di truyền học Menđen - Lai hai cặp tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Di truyền liên kết và liên kết với giới tính
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Di truyền học người
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Di truyền y học tư vấn
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 31: Ôn tập phần Di truyền và biến dị
- Khoa học Tự nhiên 9 bài 32: Đại cương về hóa học hữu cơ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 33: Metan
- Khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen - Axetilen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu
- Khoa học tự nhiên 9 bài 37: Ôn tập chủ để 8: Hidrocacbon - Nhiên liệu
- Khoa học tự nhiên 9 bài 38: Rượu etylic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 39: Axit axetic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 40: Mối liên hệ giữa etylen, rượu etylic và axit axetic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo
- Khoa học tự nhiên 9 bài 42: Cacbonhidrat
- Khoa học tự nhiên 9 bài 43: Protein
- Khoa học tự nhiên 9 bài 44: Polime
- Khoa học tự nhiên 9 bài 45: Ôn tập chủ để 9: Dẫn xuất của hidrocacbon - polime
- Khoa học tự nhiên 9 bài 46: Từ trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 47: Nam châm điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 48: Lực điện từ - Động cơ điện một chiều
- Khoa học tự nhiên 9 bài 49: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 50: Dòng điện xoay chiều
- Khoa học tự nhiên 9 bài 51: Truyền tải điện năng - Máy biến áp
- Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 53: Ảnh của một vật tạo bởi gương
- Khoa học tự nhiên 9 bài 54: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
- Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp
- Khoa học tự nhiên 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 57: Tổng kết phần quang học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 59: Ôn tập phần vật lí
- Khoa học tự nhiên 9 bài 60: Lai giống vật nuôi, cây trồng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 61: Công nghệ tế bào
- Khoa học tự nhiên 9 bài 62: Công nghệ gen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 64: Ôn tập chủ đề 13. Ứng dụng Di truyền học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 65: Sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 67: Ôn tập chủ đề 14. Sinh vật với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 68: Tổng kết chương trình sinh học toàn cấp trung học cơ sở