Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen

Bài 35: Benzen

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen. Hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi trong SGK, rút ngắn thời gian soạn bài và làm bài. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới

A. Hoạt động khởi động

Đọc thông tin dưới đây, tưởng tượng và viết công thức cấu tạo của benzen.

Thông tin: sgk trang 23.

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tính chất vật lí

Quan sát lọ đựng benzen, tiến hành thí nghiệm thử tính tan trong nước và khả năng hòa tan dầu ăn trong benzen, quan sát hiện tượng từ đó rút ra kết luận về tính chất vật lí của benzen.

Tên thí nghiệmHiện tượng - Giải thích - Kết luận
Nghiên cứu trạng thái, màu sắc của benzen
Tính tan trong nước của benzen
Khả năng hòa tan dầu ăn của benzen

Điền từ thích hợp mô tả trạng thái, màu sắc, tính tan, tỉ khối so với nước để hoàn thành kết luận về tính chất vật lí của benzen dưới đây:

Benzen là chất ...., ..., ... trong nước, ... hơn nước.

Benzen ... được nhiều chất như: dầu ăn, nến, cao su, iot, ... Benzen độc.

Trả lời:

Tên thí nghiệmHiện tượng - Giải thích - Kết luận
Nghiên cứu trạng thái, màu sắc benzen

Trạng thái: Lỏng

Màu sắc: Không màu

Tính tan trong nước của benzen

Hiện tượng: Dung dịch phân thành hai lớp, benzen ở trên, nước ở dưới.

Kết luận: Benzen không tan trong nước

Khả năng hòa tan dầu ăn của benzen

Hiện tượng: Dung dịch sau khi khuấy là một dung dịch đồng nhất

Kết luận: Benzen có khả năng hòa tan dầu ăn.

Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

Benzen hòa tan được nhiều chất như: dầu ăn, nến, cao su, iot, ... Benzen độc.

2. Cấu tạo phân tử

Quan sát mô hình phân từ benzen trong sách giáo khoa trang 24.

Từ mô hình phân tử, viết công thức cấu tạo của benzen. Xem lại công thứcc cấu tạo viết ở hoạt động khởi động có đúng không.

Điền từ vào chỗ trống mô tả cấu tạo của phân tử benzen dưới đây:

Trong phân tử benzen, 6 nguyên tử C liên kết với nhau thành một vòng 6 cạnh, có 3 liên kết ... xen kẽ với 3 liên kết ..... Như vậy, mỗi nguyên tử C có 3 liên kết với các nguyên tử C trong mạch, còn lại ... liên kết với .... H.

Trả lời:

Công thức cấu tạo của benzen:

Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen

Trong phân tử benzen, 6 nguyên tử C liên kết với nhau thành một vòng 6 cạnh, có 3 liên kết đơn xen kẽ với 3 liên kết đôi. Như vậy, mỗi nguyên tử C có 3 liên kết với các nguyên tử C trong mạch, còn lại một liên kết với một H.

3. Tính chất hóa học

Suy nghĩ độc lập hoặc thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

  • Benzen có cháy không? Tại sao? Viết PTHH (nếu có).
  • Từ công thức cấu tạo của benzen, dự đoán về khả năng phản ứng của benzen với brom

Quan sát thí nghiệm đốt cháy benzen và benzen tác dụng với dung dịch brom, nêu hiện tượng, giải thích và kết luận về tính chất hóa học của benzen

Tên thí nghiệmHiện tượng - Giải thích - Kết luận
Benzen tác dụng với oxi
Benzen tác dụng với brom

Câu hỏi:

Phản ứng của benzen với brom thuộc loại phản ứng gì?

So sánh khả năng phản ứng của brom với benzen và brom với etilen. Viết PTHH của phản ứng xảy ra (nếu có). Giải thích sự khác nhau về khả năng phản ứng của brom với etilen và benzen.

Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin: Sgk trang 26

Câu hỏi: Hãy cho biết, benzen có những phản ứng hóa học nào trong điều kiện thích hợp

Trả lời:

Benzen có tham gia phản ứng cháy. Từ công thức cấu tạo, ta thấy benzen khó tham gia phản ứng với brom hơn etilen và axetilen.

Tên thí nghiệmHiện tượng - Giải thích - Kết luận
Benzen tác dụng với oxi

Hiện tượng: Benzen cháy sáng

Kết luận: Benzen có tham gia phản ứng cháy.

PTHH: 2C6H6+15O212CO2+6H2O

Benzen tác dụng với brom

Hiện tượng: Ở điều kiện thường, benzen không tác dụng với dung dịch brom. Khi đun nóng dung dịch brom có mặt bột sắt, benzen có phản ứng thế với dung dịch brom làm dung dịch mất màu.

Giải thích: Do liên kết đôi của benzen nằm xen kẽ trong vòng kín nên bền hơn liên kết đôi của etilen, do vậy mà benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen.

Kết luận: Ở điều kiện thích hợp, benzen có tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.

PTHH: C6H6+Br2C6H5Br+HBr

  • Phản ứng của benzen với dung dịch brom là phản ứng thế. (Thay thế một nguyên tử H bằng một nguyên tử Br).
  • Khả năng phản ứng của benzen với dung dịch brom kém hơn so với khả năng phản ứng của etilen và axetilen với dung dịch brom.
  • Benzen có thể tham gia phản ứng cháy, phản ứng thế và khó tham gia phản ứng cộng.

4. Ứng dụng

Đọc thông tinh dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin: sgk trang 26

Câu hỏi: Benzen có những ứng dụng gì?

Trả lời:

Benzen là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, ... Ngoài ra, benzen còn được dùng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 26 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Công thức nào sau đây không phải của benzen?

Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen

Bài làm:

Đáp án: C

Câu 2: Trang 26 khoa học tự nhiên 9 VNEN tập 2

a) Viết PTHH của phản ứng thế giữa benzen với brom. Ghi rõ điều kiện phản ứng.

b) Tính khối lượng của benzen cần dùng để điều chế 31,4 gam brombenzen. Biết hiệu suất của phản ứng đạt 80%.

Bài làm:

a) PTHH: C_6H_6 + Br_2 \overset{Fe,t^\circ}{\rightarrow} C_6H_5Br + HBr.\(C_6H_6 + Br_2 \overset{Fe,t^\circ}{\rightarrow} C_6H_5Br + HBr.\)

b) Số mol brombenzen là: n_{C_6H_5Br} = \frac{31,4}{157}\(n_{C_6H_5Br} = \frac{31,4}{157}\)

Theo PTHH, Số mol brom tham gia phản ứng theo lí thuyết là: n_{br_2} = n_{C_6H_5Br} = 0,2 mol\(n_{br_2} = n_{C_6H_5Br} = 0,2 mol\)

Khối lượng brom theo lí thuyết là: m_{lt} = 0,2\times 160 = 32 (gam)\(m_{lt} = 0,2\times 160 = 32 (gam)\)

Khối lượng brom thực tế là: m = m_{lt} : H = 32 : 80\% = 40 (gam)\(m = m_{lt} : H = 32 : 80\% = 40 (gam)\)

Câu 3: Trang 26 khoa học tự nhiên 9 tập 2

Cho các chất sau:

CH_2=CH-C\equiv CH;\; CH_3-CH_3;\; CH_3-C\equiv C-CH_3;\(CH_2=CH-C\equiv CH;\; CH_3-CH_3;\; CH_3-C\equiv C-CH_3;\)Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen; Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen

Chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom? Giải thích và viết PTHH (nếu có).

Bài làm:

Các chất làm mất màu dung dịch brom là: CH_2=CH-C\equiv CH;\; CH_3-C\equiv C-CH_3\(CH_2=CH-C\equiv CH;\; CH_3-C\equiv C-CH_3\) Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen

PTHH:

    • CH_2=CH-C\equiv CH+Br_2(dư)\rightarrow CH_2Br-CHBr-CBr_2-CHBr_2\(CH_2=CH-C\equiv CH+Br_2(dư)\rightarrow CH_2Br-CHBr-CBr_2-CHBr_2\)
    • CH_3-C\equiv C-CH_3 + Br_2 (dư) \rightarrow CH_3 - CBr_2 - CBr_2-CH_3\(CH_3-C\equiv C-CH_3 + Br_2 (dư) \rightarrow CH_3 - CBr_2 - CBr_2-CH_3\)
    • C_6H_6 + Br_2 \overset{Fe,t^\circ}{\rightarrow} C_6H_5Br + HBr\(C_6H_6 + Br_2 \overset{Fe,t^\circ}{\rightarrow} C_6H_5Br + HBr\)

Câu 4: Trang 26 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Đốt cháy hoàn toàn m (gam) benzen, toàn bộ sản phẩm cháy bao gồm CO_2\(CO_2\)H_2O\(H_2O\) được dẫn vào bình đựng Ca(OH)_2\(Ca(OH)_2\) dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 6,36 gam và có a (gam) kết tủa tách ra. Xác định a, m.

Bài làm:

PTHH:

  • 2C_6H_6 + 15O_2 \rightarrow 12CO_2 + 6H_2O\(2C_6H_6 + 15O_2 \rightarrow 12CO_2 + 6H_2O\)
  • CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O\(CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O\)

Gọi số mol ban đầu của benzen là x (mol, x > 0).

Theo PTHH:

  • n_{CO_2} = 6n_{C_6H_6} = 6x (mol);\(n_{CO_2} = 6n_{C_6H_6} = 6x (mol);\)
  • n_{H_2O} = 3n_{C_6H_6} = 3x (mol);\(n_{H_2O} = 3n_{C_6H_6} = 3x (mol);\)
  • n_{CaCO_3} = n_{CO_2} = 6x (mol).\(n_{CaCO_3} = n_{CO_2} = 6x (mol).\)

Khối lượng bình tăng thêm là: (m_{CO_2} + m_{H_2O}) = 6x\times 44 + 3x\times 18 = 318x = 6,36\((m_{CO_2} + m_{H_2O}) = 6x\times 44 + 3x\times 18 = 318x = 6,36\)

\Rightarrow x = \frac{6,36}{318} = 0,02 (mol).\(\Rightarrow x = \frac{6,36}{318} = 0,02 (mol).\)

Kết tủa chính là CaCO_3\(CaCO_3\).

Khối lượng benzen là: m = 0,02\times 78 = 1,56 (gam)\(m = 0,02\times 78 = 1,56 (gam)\)

Khối lượng kết tủa là: a = 6\times 0,02\times 100 = 12 (gam)\(a = 6\times 0,02\times 100 = 12 (gam)\)

Câu 5: Trang 26 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Cho lượng dư benzen tác dụng với halogen X, có xúc tác Fe bột và đun nóng được 11,25 gam halogenbenzen (C_6H_5X)\(halogenbenzen (C_6H_5X)\). Toàn bộ khí HX sinh ra được dẫn vào dung dịch NaOH dư, thấy có 4, 0 gam NaOH phản ứng. Xác định halogen X

Bài làm:

PTHH:

  • C_6H_6 + 2X \rightarrow C_6H_5X + HX\(C_6H_6 + 2X \rightarrow C_6H_5X + HX\)
  • HX + NaOH \rightarrow NaX + H_2O\(HX + NaOH \rightarrow NaX + H_2O\)

Gọi số mol của benzen tham gia phản ứng là x (mol, x > 0)

Số mol của halogenbenzen và HX tạo thành là: n_{C_6H_5X} = n_{HX} = n_{C_6H_6} = x (mol) (1)\(n_{C_6H_5X} = n_{HX} = n_{C_6H_6} = x (mol) (1)\)

Mặt khác: n_{C_6H_5X} = \frac{11,25}{77 + X} (2)\(n_{C_6H_5X} = \frac{11,25}{77 + X} (2)\)

n_{HX} = n_{NaOH} = \frac{4}{40} = 0,1 (3)\(n_{HX} = n_{NaOH} = \frac{4}{40} = 0,1 (3)\)

Từ (1) (2) và (3), suy ra: \frac{11,25}{77 + X} = 0,1 \Rightarrow X = 35,5\(\frac{11,25}{77 + X} = 0,1 \Rightarrow X = 35,5\)

Vậy X là clo.

D - E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

Em hãy kể tên một số chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu được sản xuất từ benzen.

Bài làm:

Các sản phẩm được sản xuất từ benzen là: Thuốc sâu 666, axetol, phenol, tổng hợp sợi tơ nilon, ...

Giải bài 35: Benzen - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 22. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 35 Benzen. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm