Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu

Bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu

Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình

A. Hoạt động khởi động

Hãy kể tên các loại nhiên liệu trong thực tế mà em biết. Theo em nên sử dụng nhiên liệu như thế nào là tiết kiệm và bảo vệ môi trường? Em hãy chia sẻ ý kiến của mình với bạn bên cạnh hoặc các bạn trong nhóm.

Trả lời:

Các loại nhiên liệu mà em biết: Dầu mỏ, khí đốt, gas, khí biogas, xăng, củi, rơm rạ, ...

Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và bảo vệ môi trường là dùng một lượng vừa đủ nhiên liệu, sử dụng sao cho hiệu suất là lớn nhất có thể.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Dầu mỏ

1. Tính chất vật lí

Quan sát hình ảnh về dầu mỏ, kết hợp với hiểu biết trong thực tế rút ra nhận xét về tính chất vật lí của dầu mỏ.

Dầu mỏ là chất ............, có màu ............, ............ trong nước, ............ hơn nước.

Hiện tượng nào trong thực tế chứng tỏ dầu mỏ không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Trả lời:

Dầu mỏ là chất lỏng, có màu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

Hiện tượng trong thực tế chứng tỏ dầu mỏ không tan trong nước và nhẹ hơn nước: Thi thoảng vẫn có hiện tượng tràn dầu trên biển, lúc này ta thấy dầu mỏ tạo thành một lớp tách biệt nổi trên mặt nước.

2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ

Đọc thông tinh đưới đây và hoàn thành bài tập điền khuyết

Thông tin: sgk trang 28

Bài tập:

Điền các từ, các cụm từ hay các câu phù hợp vào chỗ trống

1. Dầu mỏ thường có ở .........................

2. Dầu mỏ thường gồm ........... lớp:

Lớp trên cùng gọi là ................, có thành phần chính là ...............

Lớp thứ 2 là lớp ....................., có thành phần là ..................

Lớp đáy là lớp ...................

3. Người ta khai thác dầu mỏ bằng cách: ......................

Trả lời:

1. Dầu mỏ thường có ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu.

2. Dầu mỏ thường gồm 3 lớp:

Lớp trên cùng gọi là lớp khí mỏ dầu hay khí đồng hành, có thành phần chính là metan.

Lớp thứ 2 là lớp dầu lỏng, có thành phần là các hidrocacbon và một lượng nhỏ những chất khác.

Lớp đáy là lớp nước mặn.

3. Người ta khai thác dầu mỏ bằng cách: khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng.

3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

Quan sát hình trong sách giáo khoa, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi:

1. Hãy cho biết sau khi chưng cất dầu mỏ thu được những sản phẩm nào? Dựa vào tính chất nào để tách riêng các sản phẩm đó?

2. Hãy cho biết các phương pháp để thu được xăng từ dầu mỏ.

Trả lời:

1. Khi chưng cất dầu mỏ thu được nhựa đường, dầu mazut, dầu diezen, dầu thắp, xăng, khí đốt. Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất, ta có thể tách riêng các sản phẩm đó.

2. Để thu xăng từ dầu mỏ đạt hiệu suất cao, người ta dùng phương pháp cracking.

II. Khí thiên nhiên

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Thông tin: sgk trang 30

Câu hỏi:

1. Em hãy cho biết khí thiên nhiên có ở đâu và thành phần chính là gì?

2. Khí thiên nhiên được khai thác bằng cách nào và được sử dụng để làm gì?

Trả lời:

1. Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan (95%)

2. Người ta khoan các mũi khoan xuống mỏ khí để khai thác khí thiên nhiên. Khí thiên nhiên được dùng để làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.

III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam

Quan sát hình 36.6 (sgk trang 30) và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi: Hãy cho biết các mỏ dầu của nước ta tập trung chủ yếu ở đâu và tên các mỏ dầu đã và đang được khai thác.

Trả lời:

Các mỏ dầu của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Nam. Tên một số mỏ dầu đã và đang được khai thác là: Rạng Đông, Rồng, Nam Côn Sơn, ...

IV. Nhiên liệu

Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

1. Đề xuất hai các phân loại các loại nhiên liệu sau: Than, củi, dầu hỏa, khí gas, khí thiên nhiên, khí biogas, xăng, cồn, ...

2. Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu còn được gọi bằng tên nào khác?

3. Dựa vào trạng thái có thể chia nhiên liệu thành mấy loại? Kể tên một số loại nhiên liệu ứng với mỗi trạng thái.

4. Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả.

Trả lời

1.

Cách 1: Phân loại theo trạng thái tự nhiên: 3 loại.

Nhiên liệu ở dạng rắn: than, củi.

Nhiên liệu ở dạng lỏng: dầu hỏa, xăng, cồn

Nhiên liệu ở dạng khí: khí gas, khí thiên nhiên, khí biogas,

Cách 2: Phân loại theo lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy (tương đối)

Nhiên liệu tỏa nhiều nhiệt (năng suất tỏa nhiệt > 30 MJ/kg): khí gas, khí thiên nhiên, khí biogas, xăng,

Nhiên liệu tỏa ít nhiệt: than, củi, dầu hỏa, cồn

2. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt và phát sáng. Nhiên liệu còn được gọi là chất đốt.

3. Dựa vào trạng thái có thể chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.

4. Để sử dụng nguyên liệu hiệu quả, ta cần:

  • Cung cấp đủ oxi (không khí) cần thiết cho quá trình cháy của nhiên liệu.
  • Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi hoặc với không khí.
  • Điều chỉnh lượng nhiên liệu phù hợp với quá trình sử dụng nhiệt.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về dầu mỏ?

A. Dầu mỏ là chất lỏng có màu nâu đen

B. Dầu mỏ không tan trong nước.

C. Dầu mỏ nặng hơn nước.

D. Dầu mỏ có thành phần chủ yếu là hidrocacbon

Bài làm:

Nhận định không đúng về dầu mỏ là:

Đáp án đúng: C. Dầu mỏ nặng hơn nước.

Câu 2: Trang 31 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Dầu mỏ thường có ở trong lòng đất, tập trung thành những vùng lớn gọi là mỏ dầu. Mỏ dầu thường gồm nhiều lớp với thành phần khác nhau. Nhận định về thành phần các lớp của dầu mỏ nào sau đây là đúng?

A. Lớp ở trên cùng gọi là khí mỏ dầu, có thành phần chính là khí metan.

B. Lớp thứ hai là lớp nước mặn.

C. Lớp thứ ba là lớp dầu lỏng, có thành phần chính là hidrocacbon.

D. Lớp thứ tư là lớp nước mặn giống lớp thứ 2 (gọi là lớp đáy).

Bài làm:

Đáp án: A

Câu 3: Trang 31 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Dầu mỏ được khai thác bằng cách

A. Đào đất và múc dầu mỏ lên.

B. Khoan giếng dầu và dùng khí oxi hoặc nước đẩy đầu lên.

C. Khoan các giếng dầu và dùng không khí hoặc nước đẩy dầu lên.

D. Khoan các giếng dầu và dùng không khí hoặc hơi nước nóng đẩy dầu lên.

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 4: Trang 31 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Sản phẩm nào sau đây không thu được trong quá trình trưng cất dầu mỏ?

A. Khí thiên nhiên

B. Xăng, dầu hỏa.

C. Dầu diezen, dầu mazut.

D. Nhựa đường.

Bài làm:

Đáp án: A

Câu 5: Trang 31 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Khi xảy ra sự cố tràn dầu trên sông hay trên biển thì thường gây ra ảnh hưởng trên một diện tích rộng. Tính chất nào của dầy dẫn đến vấn đề đó?

Bài làm:

Khi xảy ra tràn dầu trên sông hay trên biển, thường gây ra ảnh hưởng trên một diện tích rộng do tính chất không tan trong nước và nhẹ hơn nước của dầu dẫn đến

Câu 6: Trang 31 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Giải thích tại sao?

a) Các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn chất lỏng

b) Cần tạo các lỗi trong các viên than tổ ong

c) Cần quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa và đậy bớt cửa lò khi ủ bếp?

Bài làm:

a) Các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn chất lỏng do diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn (Bình thường, các phân tử khí ở khá xa nhau và chuyển động tự do).

b) Tạo các lỗ trong các viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc của than với không cho phản ứng cháy xảy ra dễ dàng và hiệu quả.

c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa để tăng lượng oxi cho phản ứng cháy dễ xảy ra hơn, đậy bớt của lò khi ủ bếp để giảm lượng oxi làm giảm sự cháy vì lúc ủ bếp ta chỉ cần lửa nhỏ

Câu 7: Trang 32 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí CH_4\(CH_4\) là 890 kJ, 10 mol C_2H_2\(C_2H_2\) là 1300kJ. Cần đốt cháy bao nhiêu khí metan để nhiệt lượng tỏa ra cũng bằng với việc đốt cháy 2,5 lít khí axetilen? Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất?

Bài làm:

Vì tỉ lệ số mol bằng với tỉ lệ thể tích. Ta có, khi đốt theo tỉ lệ mol là 1:1\(1:1\) (tương ứng với tỉ lệ thể tích là 1:1\(1:1\)) thì tỉ lệ nhiệt lượng thu được là:

\frac{890}{1300} = \frac{89}{130} \; (\frac{CH_4}{C_2H_2})\(\frac{890}{1300} = \frac{89}{130} \; (\frac{CH_4}{C_2H_2})\)

Vậy, khi tỉ lệ thể tích là x:2,5\(x:2,5\) thì tỉ lệ nhiệt lượng thu được là 1:1\(1:1\) (x là thể tích khí metan).

\Rightarrow \frac{x}{2,5}\times \frac{89}{130} = 1 \Rightarrow x \approx 3,65 (lít)\(\Rightarrow \frac{x}{2,5}\times \frac{89}{130} = 1 \Rightarrow x \approx 3,65 (lít)\)

Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu được VnDoc hướng dẫn tới các bạn học sinh, trả lời các câu hỏi trong phần SGK lớp 9. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giải bài tập. Mời các bạn tham khảo

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm