Bốn điểm chung giữa các chất là:
- Rất cấn thiết cho cơ thể người và động vật
- Đều chứa các nguyên tố: C, H, O
- Đều tham gia phản ứng thủy phân
- Đều tham gia phản ứng đốt cháy
Khoa học tự nhiên 9 bài 42: Cacbonhidrat được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu giúp các bạn trả lời các câu hỏi nằm trong SGK môn Khoa học tự nhiên lớp 9. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn rút ngắn thời gian soạn bài. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình
Cacbonhidrat là các hợp chất hữu cơ thiên nhiên có công thức chung \(C_n(H_2O)_m\). Một số cacbonhidrat quan trọng: glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo. Theo em, trong tự nhiên glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo có nhiều trong các loại lương thực, thực phẩm nào? Chúng có tính chất và ứng dụng gì?
Trả lời:
Theo em, trong tự nhiên, cacbonhidrat có trong các thực phẩm sau: mía, rau củ, thịt, gạo, ...
I. Công thức phân tử - Trạng thái tự nhiên
Đọc thông tin trong bảng sau và trả lời câu hỏi
Thông tin: sgk trang 54
Câu hỏi: Hãy so sánh về CTPT và trạng thái tự nhiên của glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo.
Trả lời:
Bảng thông tin trong sách giáo khoa đã chỉ ra rất rõ các chất glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo. Các em đọc bảng rồi ghi nhớ.
II. Tính chất vật lí
Quan sát trạng thái và màu sắc của các mẫu vật glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo.
Thực hiện các thí nghiệm sau: sgk trang 54
Câu hỏi: Hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp (về trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước) vào chỗ trống.
Trả lời:
(1) không màu
(2) dễ tan
(3) kết tinh
(4) dễ tan
(5) tan nhiều
(6) chất rắn
(7) không tan
(8) tan được
(9) chất rắn
(10) không tan
III. Tính chất hóa học
1. Tiến hành các thí nghiệm và ghi kết quả theo bảng sau
TT | Tên thí nghiệm | Cách tiến hành | Hiện tượng |
1 | Phản ứng tráng gương | Nhỏ vài giọt dung dịch \(AgNO_3\) vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac, lắc nhẹ. Thêm tiếp 3 - 5 giọt dung dịch glucozo, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng. | |
Cho khoảng 2 ml dung dịch saccarozo vào ống nghiệm đựng dung dịch \(AgNO_3\) trong amoniac. Đun nóng nhẹ. | |||
Cho dung dịch saccarozo vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch \(H_2SO_4\), đun nóng 2 - 3 phút. Thêm dung dịch NaOH để trung hòa. Cho dung dịch vừa thu được vào dung dịch \(AgNO_3\) trong amoniac, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng. | |||
2 | Tác dụng của tinh bột với iot | Nhỏ 2 - 3 giọt iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột. | |
Đun nóng ống nghiệm, sau đó để nguội. |
Trả lời:
TT | Tên thí nghiệm | Cách tiến hành | Hiện tượng |
1 | Phản ứng tráng gương | Nhỏ vài giọt dung dịch \(AgNO_3\) vào ống nghiệm đựng dung dịch amoniac, lắc nhẹ. Thêm tiếp 3 - 5 giọt dung dịch glucozo, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng. | Có kết tủa màu trắng bạc |
Cho khoảng 2 ml dung dịch saccarozo vào ống nghiệm đựng dung dịch \(AgNO_3\) trong amoniac. Đun nóng nhẹ. | Không có hiện tượng | ||
Cho dung dịch saccarozo vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch \(H_2SO_4\), đun nóng 2 - 3 phút. Thêm dung dịch NaOH để trung hòa. Cho dung dịch vừa thu được vào dung dịch \(AgNO_3\) trong amoniac, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng. | Có kết tủa màu trắng bạc | ||
2 | Tác dụng của tinh bột với iot | Nhỏ 2 - 3 giọt iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột. | Xuất hiện màu xanh |
Đun nóng ống nghiệm, sau đó để nguội. | Khi đun nóng màu xanh biến mất, để nguội, màu xanh xuất hiện |
2. Phản ứng lên men rượu
sgk trang 55
3. Phản ứng thủy phân
a) Thủy phân saccarozo
sgk trang 55
b) Thủy phân tinh bột và xenlulozo
sgk trang 55
Câu hỏi: Điền các cụm từ: "tráng gương", "lên men rượu", "thủy phân", "tác dụng với iot" vào chỗ trống thích hợp
Các phản ứng quan trọng của glucozo là: Phản ứng ...(1)... (oxi hóa glucozo), phản ứng ...(2).... Saccarozo không có phản ứng ...(3)..., bị ...(4)... khi đun nóng với dung dịch axit tạo ra glucozo và fructozo. Tinh bột và xenlulozo bị ...(5)... trong dung dịch axit tạo ra glucozo. Tinh bột ...(6)... tạo ra màu xanh đặc trưng.
Trả lời
(1) tráng gương
(2) lên men rượu
(3) tráng gương
(4) thủy phân
(5) thủy phân
(6) tác dụng với iot
IV. Ứng dụng
Xem các hình trong sách giáo khoa, điền các từ xenlulozo, saccarozo, tinh bột và glucozo vào hình ảnh tương ứng với ứng dụng của từng chất.
Trả lời:
Hình 42.1: glucozo
Hình 42.4: saccaorozo
Hình 42.3: Xenlulozo
Câu 1: Trang 56 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Hãy nêu ít nhất 4 điểm chung của các chất sau: tinh bột, xenlulozo, chất béo và saccarozo.
Bốn điểm chung giữa các chất là:
Chọn phát biểu đúng khi nói về độ tan trong nước của cacbonhidrat.
A. Tinh bột, xenlulozo, saccarozo và glucozo đều tan tốt trong nước.
B. Saccarozo và glucozo đều tan tốt trong nước còn tinh bột và xelulozo không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
C. Saccaoro và glucozo đều tan tốt trong nước, tinh bột tan một phần trong nước khi đun nóng còn xenlulozo không tan trong nước.
D. Chỉ có glucozo tan tốt trong nước, còn saccarozo, tinh bột và xenlulozo không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
Đáp án: C
Từ tinh bột, các chất vô cơ và điều kiện khác, hãy viết phương trình hóa học để tạo ra etyl axetat.
\((C_6H_{10}O_5)_n + nH_2O \rightarrow nC_6H_{12}O_6\)
\(C_6H_{12}O_6 \overset{t^0}{\rightarrow }2C_2H_5OH + 2CO_2\)
\(C_2H_5OH + CH_3COOH \rightarrow CH_3COOC_2H_5 + H_2O\)
Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học.
a) Tinh bội, glucozo và saccarozo
b) Glucozo, saccarozo và axit axetic.
c) Glucozo, axit axetic, rượu etylic
a)
Thuốc thử | Tinh bột | Glucozo | saccarozo |
iot | Dung dịch chuyển sang màu xanh | Không có hiện tượng | Không có hiện tượng |
dung dịch \(AgNO_3\)trong amoniac | Không có hiện tượng | Xảy ra phản ứng tráng gương, có kết tủa trắng | không có hiện tượng |
b)
Thuốc thử | Glucozo | Saccarozo | Axit axetic |
Quỳ tím | Không có hiện tượng | Không có hiện tượng | Đổi màu sang màu đỏ |
Phản ứng tráng gương | Kết tủa trắng | Không có hiện tượng | Không có hiện tượng |
c)
Thuốc thử | Glucozo | axit axetic | rượu etylic |
Quỳ tím | Không có hiện tượng | Quỳ tím đổi sang màu đó | Không có hiện tượng |
Phản ứng tráng gương | Kết tủa trắng | Không có hiện tượng | Không có hiện tượng |
Cho m gam tinh bột lên men thành rượu etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng \(CO_2\) sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch \(Ca(OH)_2\), thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 750
B. 650
C. 810
D. 550
\((C_6H_{12}O_5)n + H_2O \overset{t^0}{\rightarrow } n C_6H_{12}O_6 \overset{t^0}{\rightarrow } 2n C_2H_5OH + 2nCO_2\)
\(CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O (1)\)
\(2CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow Ca(HCO_3)_2 (2)\)
\(Ca(HCO_3)_2 \overset{t^0}{\rightarrow } CaCO_3 + H_2O + CO_2\)
Vậy, dung dịch X là: \(Ca(HCO_3)_2\)
Số mol \(CO_2\) trong phản ứng (1) là: \(n_{CO_2} = n_{CaCO_3} = \frac{550}{100} = 5,5 mol\)
Số mol \(CO_2\) trong phản ứng (2) là: \(n_{CO_2} = 2n_{Ca(HCO_3)_2} = 2n_{CaCO_3} = 2\frac{100}{100} = 2 mol\)
Vậy, tổng số mol \(CO_2\) tạo thành từ phản ứng lên men rượu là: \(n_{CO_2} = 5,5 + 2 = 7,5 mol.\)
Theo PTHH: \(n_{C_2H_5OH} = n_{CO_2} = 7,5 $ (mol) $\Rightarrow m_{C_2H_5OH} = 345 (g)\)
\(\Rightarrow m = \frac{345\times 164n}{81\%\times 92n} \approx 759 (g)\)
Đáp số: A
Trong một nhà máy sản xuất rượu, người ta dùng một loại nguyên liệu chứa 50% xenlulozo để sản xuất rượu etylic. Biết hiệu suất là 70%. Để sản xuất 1 tấn rượu etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là
A. 6000 kg
B. 5031 kg
C. 500 kg
D. 5051 kg
PTHH: \((C_6H_{12}O_5)n + H_2O \overset{t^0}{\rightarrow } n C_6H_{12}O_6 \overset{t^0}{\rightarrow } 2n C_2H_5OH + 2nCO_2\)
Khối lượng xenlulozo cần dùng là: \(m = \frac{1\times 164n}{70\%\times 92n} = \frac{410}{161} (tấn)\)
Khối lượng mùn cưa chứa 50% xenlulozo là: \(m = \frac{410}{161} \times \frac{100}{50} \approx 5093 tấn\)
Đáp số: D
Câu 1: Trang 58 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Hãy kể tên một số loại quả chính có chứa glucozo
Một số loại quả chín có chứa glucozo là: Nho, chuối, cam, mít, ổi, ...
Trong các loại lương thực, thực phẩm sau: dầu ăn, trứng, khoai lang, kẹo. Theo em, loại nào có chứa nhiều nhất chất bột, chất đường, chất béo, chất đạm/ protein?
Tinh bột được tạo ra trong cây xanh theo phương trình hóa học sau:
\(6nCO_2+5nH_2O \overset{Clorophin/ a/s}{\rightarrow }(C_6H_{10}O_5)_n+6nO_2\)
Để tạo thành 8,1 tấn tinh bột, cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu tấn khí \(CO_2\) và giải phóng bao nhiêu tấn khí \(O_2\). Thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
\(6nCO_2+5nH_2O \overset{Clorophin/ a/s}{\rightarrow }(C_6H_{10}O_5)_n+6nO_2\)
Theo PTHH: \(m_{CO_2} = \frac{8,1\times 264n}{162n} = 13,2 (tấn)\)
\(m_{O_2} = \frac{8,1\times 192}{162} = 9,6 (tấn)\)
Khi pha nước giải khát có nước đá, người ta có thể làm như sau:
Cách 1: Cho nước đá vào trước, cho đường vào, khuấy đều.
Cách 2: Cho đường vào nước, khuấy tan, cho nước đá vào.
Em chọn cách làm đúng và giải thích?
Cách làm đúng: Cách 2
Giải thích: Vì đường dễ tan trong nước hơn là tan trong nước đá, do đó, để có vị ngọt đậm hơn, ta nên cho đường vào nước khuấy tan trước rồi mới cho đá vào.
Giải thích tại sao khi đoạn mía để lâu ngày trong không khí, ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.
\(C_6H_{12}O_6 \overset{t^0}{\rightarrow } 2C_2H_5OH + 2CO_2 (k)\)
Em hãy tìm hiểu về tác dụng của cây xanh với môi trường.
Tác dụng của cây xanh với môi trường:
Giải bài 42: Cacbonhidrat - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 53. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Trên đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các bạn học sinh nắm tốt kiến thức bài học. Chúc các bạn học tốt
............................................
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 42: Cacbonhidrat. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt