Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 44: Polime

Bài 44: Polime

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Khoa học tự nhiên 9 bài 44: Polime. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Khoa học tự nhiên nói chung, môn Hóa học lớp 9 nói riêng. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình

A. Hoạt động khởi động

Viết công thức của polietilen, tinh bột, xenlulozo và cho biết chúng có những đặc điểm chung nào.

Hãy so sánh tính chất vật lí của các chất trên. Giải thích.

Trả lời:

PolietilenTinh bộtXenlulozo
CTCT(CH_2 - CH_2)_n\((CH_2 - CH_2)_n\)(C_6H_{10}O_5)_n\((C_6H_{10}O_5)_n\)
Tính chất vật líChất rắn, không tan trong nước, không độc.Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, tan được trong nước nóng.Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
Đặc điểm chungKhối lượng phân tử rất lớn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Khái niệm polime

Thông tin: sgk trang 64

Câu hỏi:

1. Dùng các từ/ các cụm từ thích hợp cho dưới đây để hoàn thành khái niệm về polime: (khối lượng riêng; nguyên tử; phân tử; mắt xích; phân tử khối).

Polime là những chất có ...(1).. rất lớn do nhiều ...(2)... liên kết với nhau tạo nên.

2. Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua) (được tạo thành khi trùng hợp vinyl clorua CH_2=CHCl\(CH_2=CHCl\)), tinh bột, xenlulozo, protein, cao su buna (được tạo thành khi trùng hợp buta-1,3-diden CH_2=CH-CH=CH_2\(CH_2=CH-CH=CH_2\), có xúc tác Na). Hãy cho biết những polime nào là polime thiên nhiên? Những poilime nào thuộc polime tổng hợp? Giải thích?

Trả lời

1. Polime là những chất có (phân tử khối) rất lớn do nhiều (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

2.

  • Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ, protein (do có sẵn trong tự nhiên).
  • Polime tổng hợp: polietilen, poli (vinyl clorua), cao su buna; (được tổng hợp từ hợp chất khác).

II. Cấu tạo và tính chất của polime

1. Cấu tạo polime

Hoàn thành bảng thông tin sau:

Công thứcPhương trình hóa họcMắt xích
Polietilen (PE)(CH_2-CH_2)_n\((CH_2-CH_2)_n\)n_{CH_2} =CH_2 \overset{xt, t^0, p}{\rightarrow } (CH_2-CH_2)_n\(n_{CH_2} =CH_2 \overset{xt, t^0, p}{\rightarrow } (CH_2-CH_2)_n\)
Poli(vinyl clorua) PVC(CH_2CHCl)_n\((CH_2CHCl)_n\)
Tinh bột/ xenlulozo(C_6H_{10}O_5)_n\((C_6H_{10}O_5)_n\)

Thông tin: sgk trang 64

Câu hỏi: Mạch phân tử polime gồm những loại mạch nào? Lấy ví dụ?

Trả lời:

Công thứcPhương trình hóa họcMắt xích
Polietilen (PE)(CH_2-CH_2)_n\((CH_2-CH_2)_n\)n_{CH_2} =CH_2 \overset{xt, t^0, p}{\rightarrow } (CH_2-CH_2)_n\(n_{CH_2} =CH_2 \overset{xt, t^0, p}{\rightarrow } (CH_2-CH_2)_n\)CH_2-CH_2\(CH_2-CH_2\)
Poli(vinyl clorua) PVC(CH_2-CHCl)_n\((CH_2-CHCl)_n\)n_{CH_2} =CHCl \overset{xt, t^0, p}{\rightarrow } (CH_2-CHCl)_n\(n_{CH_2} =CHCl \overset{xt, t^0, p}{\rightarrow } (CH_2-CHCl)_n\)(CH_2-CHCl)_n\((CH_2-CHCl)_n\)
Tinh bột/ xenlulozo(C_6H_{10}O_5)_n\((C_6H_{10}O_5)_n\)6n_{CO_2}   + 5n_{H_2O}   \overset{clorophin/ a/s}{\rightarrow } (C_6H_{10}O_5)n + 6nO_2\(6n_{CO_2} + 5n_{H_2O} \overset{clorophin/ a/s}{\rightarrow } (C_6H_{10}O_5)n + 6nO_2\)C_6H_{10}O_5\(C_6H_{10}O_5\)

Phân tử polime gồm 3 loại mạch:

  • Mạch thẳng: PE, PVC
  • Mạch nhánh: amilopectin của tinh bột
  • Mạch không gian: cao su lưu hóa

2. Tính chất của polime

Thực hiện thí nghiệm và hoàn thành thông tin trong bảng sau:

STTThí nghiệmHiện tượngNhận xét về tính chất
1Đun nóng túi nilon (PE), ống nước bằng nhựa (PVC)
2

Hòa tan PE, PVC, tinh bột trong:

  • Nước lạnh
  • Nước nóng
  • Rượu etylic

Hòa tan nhựa bóng bàn trong axeton.

Trả lời:

STTThí nghiệmHiện tượngNhận xét về tính chất
1Đun nóng túi nilon (PE), ống nước bằng nhựa (PVC)Túi nilon và ống nước bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt. Chảy lỏng
  • Các polime thường là chất rắn ở điều kiện thường;
  • Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc dung môi thông thường. Một số polime tan trong axeton, xăng,…
2

Hòa tan PE, PVC, tinh bột trong:

  • Nước lạnh
  • Nước nóng
  • Rượu etylic

Hòa tan nhựa bóng bàn trong axeton.

  • PE, PVC không tan trong: Nước lạnh, nước nóng, ancol etylic;
  • Tinh bột tan một phần trong nước nóng, không tan trong nước lạnh và ancol etylic

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 65 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Cho các chất sau: Tinh bột, xà phòng, xenlulozo, protein, chất béo, glucozo, saccarozo, PE, PVC, tơ nhân tạo, tơ tằm, dầu hỏa. Dãy gồm các chất polime là:

A. Tinh bột, xà phòng, xelulozo, protein.

B. Chất béo, glucozo, saccaorozo, PE.

C. PVC, tơ nhân tạo, tơ tằm, dầu hỏa.

D. Tinh bột, tơ tằm, xenlulozo, protein.

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 2: Trang 65 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Nhựa polistiren (dùng làm cán bàn chải đánh răng ...) có cấu tạo như sau:

-CH_2-CH(C_6H_5)-CH_2-CH(C_6H_5)-CH_2-CH(C_6H_5)-\(-CH_2-CH(C_6H_5)-CH_2-CH(C_6H_5)-CH_2-CH(C_6H_5)-\)

a) Viết công thức chung và công thức 1 mắt xích của polistiren.

b) Mạch của polistiren thuộc loại mạch thẳng, mạch nhánh hay mạch vòng.

Bài làm:

a)

  • Công thức chung: (CH_2-CH(C_6H_5))_n\((CH_2-CH(C_6H_5))_n\)
  • Công thức một mắt xích:-CH_2-CH(C_6H_5)-\(-CH_2-CH(C_6H_5)-\)

b) Polistiren thuộc loại mạch nhánh.

Câu 3: Trang 66 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Khí đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí cacbonic và hơi nước theo tỉ lệ về số mol là 6:5. Tên gọi polime đó là:

A. Polietylen

B. Poli(vinyl clorua)

C. Protein

D. Tinh bột

Bài làm:

Sản phẩm khi đốt cháy chỉ gồm CO_2\(CO_2\)H_2O\(H_2O\) trong số các polime đã cho có polietilen và tinh bột là thành phần cấu tạo chỉ gồm các nguyên tố C, H, O

Phương trình phản ứng cháy:

  • n_{CH_2}-CH_2+3n_{O_2}\rightarrow2n_{CO_2}+2n_{H_2O}\(n_{CH_2}-CH_2+3n_{O_2}\rightarrow2n_{CO_2}+2n_{H_2O}\)
  • n_{C_6H_{10}O_5}+6n_{O_2}\rightarrow6n_{CO_2}+5n_{H_2O}\(n_{C_6H_{10}O_5}+6n_{O_2}\rightarrow6n_{CO_2}+5n_{H_2O}\)

Đáp án: D

Câu 4: Trang 66 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Cho các chất sau: Tinh bột, xenlulozo, protein, PE, PVC, tơ nilon, tơ tằm, cao su buna. Dãy gồm các chất thuộc loại polyme thiên nhiên là:

A. Tinh bột, PE, xenlulozo và protein.

B. Protein, PE, PVC và tơ nilon.

C. PVC, tơ nilon, tơ tằm, cao su buna.

D. Tinh bột, tơ tằm, xenlulozo, protein.

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 5: Trang 66 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Cao su buna (polibuta–1,3–đien) có cấu tạo mạch như sau:

…–CH_2–CH=CH–CH_2–CH_2–CH=CH–CH_2–CH_2–CH=CH–CH_2–…\(…–CH_2–CH=CH–CH_2–CH_2–CH=CH–CH_2–CH_2–CH=CH–CH_2–…\)

Viết công thức chung và công thức một mắt xích của polime.

Mạch phân tử của cao su buna thuộc loại mạch gì.

Bài làm:
  • Công thức chung: (–CH_2–CH=CH–CH_2–)_n\((–CH_2–CH=CH–CH_2–)_n\)
  • Công thức một mắt xích của polime: –CH_2–CH=CH–CH_2–\(–CH_2–CH=CH–CH_2–\)
  • Mạch phân tử của cao su buna có cấu tạo mạch thẳng.

Câu 6: Trang 66 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy phân biệt các chất rắn riêng biệt sau: Tinh bột, glucozo, xenlulozo, saccarozo.

Bài làm:
Thuốc thửTinh bộtXenlulozoGlucozoSaccarozo
Cho các chất rắn vào trong nước rồi đun nóng hỗn hợpBan đầu, chất rắn không tan. Khi đun nóng, chất rắn tan một phần tạo thành dung dịch keo.Chất rắn không tan ngay cả khi đã đun nóng.Chất rắn tan trong nước.Chất rắn tan ra.
Ag_2O\(Ag_2O\) trong NH_3\(NH_3\)Xuất hiện kết tủa trắng.Không có hiện tượng gì.

Câu 7: Trang 66 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Nhận định nào sau đây có thể kết luận tinh bột và xenlulozo là polime có công thức phân tử (C_6H_{10}O_5)_n?\((C_6H_{10}O_5)_n?\)

A. Khi đốt cháy chỉ thu được khí cacbonic và hơi nước theo tỉ lệ về số mol là 6:5.

B. Khi thủy phân đến cùng thu được glucozo.

C. Tan được trong nước.

D. Là thức ăn cho người và động vật

Bài làm:

Đáp án: B

Câu 8: Trang 66 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Poli(vinyl clorua), viết tắt là PVC, được điều chế từ vinyl clorua CH_2=CHCl\(CH_2=CHCl\).

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính khối lượng poli(vinyl clorua) thu được từ 1 tấn vinyl clorua, biết hiệu suất của phản ứng là 85%.

c) Để thu được 1 tấn PVC cần bao nhiêu tấn vinyl clorua, biết hiệu suất của phản ứng là 85%.

Bài làm:

a) PTHH: n_{CH_2} =CHCl \overset{xt, t^0, P}{\rightarrow } n(CH_2CHCl)_n\(n_{CH_2} =CHCl \overset{xt, t^0, P}{\rightarrow } n(CH_2CHCl)_n\)

b) Từ phương trình phản ứng ta thấy: tỉ lệ khối lượng giữa sản phẩm và chất phản ứng (theo lí thuyết) là 1:1.

Khối lượng poli(vinyl clorua) thu được từ 1 tấn vinyl clorua là: m_{polime} = 1\times 85\% = 0,85 tấn.\(m_{polime} = 1\times 85\% = 0,85 tấn.\)

c) Để thu được 1 tấn PVC, số tấn vinyl clorua cần dùng là: m_{\text{vinyl clorua}} = 1: 85\% \approx 1,18 (tấn)\(m_{\text{vinyl clorua}} = 1: 85\% \approx 1,18 (tấn)\)

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 67 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy kể tên một số vật liệu sử dụng hàng ngày được chế tạo từ polime.

Bài làm:

Một số vật liệu hằng ngày được chế tạo từ polime: Rổ, vòi nước, chai lọ, bàn chải, ...

Câu 2: Trang 67 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Poli(vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm đồ giả da, ống dẫn nước, ... PVC có cấu tạo mạch như sau:

-CH_2-CHCl-CH_2-CHCl-CH_2-CHCl-CH_2-CHCl-\(-CH_2-CHCl-CH_2-CHCl-CH_2-CHCl-CH_2-CHCl-\)

a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xihcs của PVC

b) Mạch phân tử PVC được cấu tạo như thế nào?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật?

Bài làm:

a)

  • Công thức chung: (-CH_2-CHCl-)_n\((-CH_2-CHCl-)_n\)
  • Công thức một mắt xích: -CH_2-CHCl-\(-CH_2-CHCl-\)

b) PVC có cấu tạo mạch thẳng.

c) Để phân biệt được da giả và da thật, người ta đốt chúng lên. Nếu có mùi khét thì đó là mảnh da thật.

Giải bài 44: Polime - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 63. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây VnDoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Chúc các bạn học tập tốt

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 44: Polime. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm