Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 32

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 32: Nguồn carbon - Chu trình carbon - Sự ấm lên toàn cầu chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9.

Bài: Nguồn carbon - Chu trình carbon - Sự ấm lên toàn cầu

Mở đầu trang 154 Bài 32 KHTN 9: Quan sát hình 32.1, cho biết một số ảnh hưởng của carbon dioxide (CO2) đối với tự nhiên.

Trả lời:

Một số ảnh hưởng của carbon dioxide đối với tự nhiên như:

- Tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.

- Khi lượng CO2 quá ngưỡng cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 1 trang 154 KHTN 9: Trong hạt đậu nành, nguyên tố carbon tồn tại chủ yếu trong các hợp chất vô cơ hay các hợp chất hữu cơ?

Trả lời:

Trong hạt đậu nành, nguyên tố carbon tồn tại chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ.

Câu hỏi 2 trang 155 KHTN 9: Cho bảng sau:

Bảng 32.1. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 gam một số chất

Chất (1 gam)

Lượng nhiệt tỏa ra (kJ)

Butane

49,5

Than

15,0 – 27,0

Methane

55,5

Hydrogen

141,8

a) Xếp các chất thành dãy theo chiều giảm dần nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 gam mỗi chất.

b) Chỉ ra lợi ích khi dùng hydrogen làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu hoá thạch.

Trả lời:

a) Dãy các chất theo chiều giảm dần nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 gam mỗi chất là: Hydrogen, methane, butane, than.

b) Khi dùng hydrogen làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch thì lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy cao hơn, không thải khí độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Luyện tập 1 trang 155 KHTN 9: Vì sao khi đốt than trong phòng kín để sưởi ấm thì con người có thể bị ngộ độc và tử vong?

Trả lời:

Khi đốt than trong phòng kín tức là đốt than trong điều kiện thiếu khí oxygen sẽ sinh ra khí cực độc là CO. Vì vậy, khi đốt than trong phòng kín để sưởi ấm thì con người có thể bị ngộ độc và tử vong.

Câu hỏi 3 trang 155 KHTN 9: Từ hình 32.3, hãy chỉ ra:

a) Tên gọi các quá trình hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển.

b) Tên gọi các quá trình phát thải khí CO2 trở lại bầu khí quyển.

c) Quá trình hợp chất của carbon trong thực vật chuyển thành CO2 phát thải vào bầu khí quyển.

Trả lời:

a) Các quá trình hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển là:

- Quá trình quang hợp.

- Quá trình hòa tan khí CO2 trong nước.

b) Các quá trình phát thải khí CO2 trở lại bầu khí quyển là:

- Quá trình hô hấp của động vật.

- Quá trình đốt nhiên liệu, nung muối carbonate.

c) Quá trình hợp chất của carbon trong thực vật chuyển thành CO2 phát thải vào bầu khí quyển là:

- Quá trình hô hấp của thực vật.

- Quá trình đốt cháy thực vật (cháy rừng).

Câu hỏi 4 trang 156 KHTN 9: a) Khi CO2 đi vào đại dương, nguyên tố carbon dần sẽ là thành phần của các tài nguyên nào?

b) Từ các tài nguyên đó, quá trình nào của con người đã phát thải carbon trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2?

Trả lời:

a) Khi CO2 đi vào đại dương, nguyên tố carbon dần sẽ là thành phần của các muối carbonate, nhiên liệu hóa thạch.

b) Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của con người đã phát thải carbon trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2.

Luyện tập 2 trang 156 KHTN 9: Từ chu trình carbon, hãy đề xuất những việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí.

Trả lời:

Việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí là:

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

- Khi nung các muối carbonate cần thu hồi, xử lí khí thải sinh ra.

- Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc.

- ...

Câu hỏi 5 trang 157 KHTN 9: Vì sao sử dụng phương tiện giao thông công cộng (hình 32.5) lại góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính?

Trả lời:

Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng lại góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính vì khi đó sẽ giảm thiểu được số lượng phương tiện giao thông cá nhân từ đó giảm được nguồn nhiên liệu (xăng, dầu) sử dụng và giảm được khí thải từ các phương tiện giao thông.

Vận dụng trang 158 KHTN 9: Hố gas trong hệ thống dẫn nước thải hoặc đây giếng sâu (hình 32.7 và 32.8) là nơi thường tích tụ rác thải. Người làm việc ở những nơi này (vệ sinh, nạo vét) có nguy cơ bị ngạt. Giải thích nguyên nhân, đồng thời đề xuất biện pháp hạn chế nguy cơ trên.

Trả lời:

Hố gas trong hệ thống dẫn nước thải hoặc đáy giếng sâu thường tích tụ rác thải nên tích tụ khí methane và một số chất độc hại khác; thiếu khí oxygen. Điều này, dẫn đến người làm việc ở những nơi này thường có nguy cơ bị ngạt khí do không đủ lượng oxygen.

* Biện pháp:

- Cần cung cấp hệ thống thông gió hiệu quả.

- Sử dụng đồ bảo hộ đạt chuẩn.

- Hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp.

- Bơm không khí vào trước.

- ...

>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 10

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 32: Nguồn carbon - Chu trình carbon - Sự ấm lên toàn cầu sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Cánh diều Toán 9 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cu Bin
    Cu Bin

    😇😇😇😇😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 14:39 14/06
    • Phan Thị Nương
      Phan Thị Nương

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 14:39 14/06
      • Ỉn
        Ỉn

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 14:40 14/06
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 9 Cánh diều

        Xem thêm