Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 5
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài: Ôn tập chủ đề 5 chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9.
Bài: Ôn tập chủ đề 5
Bài 1 trang 76 KHTN 9: Hình 1 biểu diễn tỉ trọng khai thác năng lượng ở Việt Nam vào năm 2019.
a) Nguồn năng lượng đang được khai thác chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta là gì?
b) Các nguồn năng lượng tái tạo đang được khai thác chiếm tỉ trọng bao nhiêu phần trăm?
Lời giải:
a) Nguồn năng lượng đang được khai thác chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta: Than mỏ (39,7%)
b) Các nguồn năng lượng tái tạo đang được khai thác chiếm tỉ trọng 15,1%.
Bài 2 trang 76 KHTN 9: So với thủy điện thì sản xuất điện gió có ưu điểm và khó khăn gì? Theo em, địa hình nước ta có nhiều ưu thế trong việc sử dụng gió để sản xuất năng lượng điện hay không? Vì sao?
Lời giải:
So với thủy điện thì sản xuất điện gió có ưu điểm và khó khăn như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
- Năng lượng từ gió là nguồn năng lượng dồi dào. - Khai thác năng lượng từ gió không phát thải khí nhà kính và các chất ô nhiễm môi trường. - Các khu vực như miền núi, nông thôn hay biển đảo có nguồn gió phù hợp có thể được lựa chọn để xây dựng các trang trại điện gió.(thủy điện thì cần khu vực có nguồn nước lớn), | - Vì gió thổi không đều nên sản lượng điện từ gió không ổn định. - Các máy phát điện gió có chi phí đầu tư lớn và khi hoạt động gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới đời sống người dân và có thể gây hại cho các loài động vật. |
Địa hình nước ta có nhiều ưu thế trong việc sử dụng gió để sản xuất năng lượng điện:
1. Bờ biển dài: Việt Nam có bờ biển dài ven biển, cùng với hơn 3,000 km bờ biển chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng gió để sản xuất năng lượng điện.
2. Thời tiết gió mùa: Nước ta thường có thời tiết gió mùa ở các vùng ven biển, nhất là vào mùa đông và mùa hè, khi gió thổi mạnh và ổn định, làm tăng hiệu suất sản xuất năng lượng từ gió.
3. Địa hình núi non: Các vùng núi non tạo ra các thung lũng và đồi núi, tạo ra các địa hình đa dạng và biến đổi gió, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt các cột giàn gió hoặc máy phát điện gió.
Tóm lại, với bờ biển dài, thời tiết gió mùa và địa hình đa dạng, Việt Nam có nhiều ưu thế trong việc sử dụng gió để sản xuất năng lượng điện.
Bài 3 trang 76 KHTN 9: Người ta muốn xây dựng một trung tâm điện mặt trời. Biết rằng cứ 1 m² bề mặt pin quang điện nhận được ánh sáng mặt trời sẽ sinh ra công suất 40 W. Hỏi để thu được tổng công suất 2 400 MW (tương đương công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn La) thì diện tích bề mặt pin quang điện tổng cộng là bao nhiêu? Từ kết quả tính được, nêu hạn chế hoặc khó khăn của việc khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời.
Lời giải:
Hạn chế của việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, vị trí địa lí. Những yếu tố này quyết định tới lượng ánh sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày của Mặt Trời.
- Hơn nữa, chi phí thiết bị, lắp đặt còn cao và hoạt động của các thiết bị này không ổn định. Muốn thu được lượng lớn năng lượng mặt trời, cần phải có một khu vực rộng (cỡ hàng trăm hecta) để đặt các tấm pin quang điện, các tấm pin quang điện này cũng rất dễ hư hỏng và sau khi hết thời gian sử dụng có thể tạo ra lượng rác thải lớn.
Bài 4 trang 76 KHTN 9: Theo em, tiết kiệm năng lượng điện có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường? Hãy đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với điều kiện gia đình, nhà trường và địa phương em, đồng thời thiết kế một áp phích để tuyên truyền tới mọi người.
Lời giải:
- Tiết kiệm năng lượng điện có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường như sau:
• Tiết kiệm những khoản chi cho tiêu thụ điện ở trong gia đình
• Giảm được chi phí cho xây dựng nguồn điện, giảm bớt điện năng phải nhập khẩu, có nhiều điện phục vụ cho sản xuất đời sống
• Với môi trường: Giảm bớt khí thải và chất gây ô nhiễm môi trường. Có tác dụng bảo vệ môi trường.
- Biện pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với điều kiện gia đình, nhà trường và địa phương em.
• Tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên.
• Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
• Giảm bớt tiêu thụ năng lượng điện trong giờ cao điểm.
• Lựa chọn các thiết bị có hiệu suất hoạt động cao để giảm tối đa năng lượng hao phí.
• Sử dụng hiệu quả nhiên liệu bằng cách làm cho nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn như: cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy, tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen; đồng thời tận dụng triệt để nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 15
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 9 bài: Ôn tập chủ đề 5 sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Cánh diều và Toán 9 Cánh diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.
- Bài: Ôn tập chủ đề 5
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 1: Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 2: Nhôm
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép
- Khoa học tự nhiên 9 bài 4: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
- Khoa học tự nhiên 9 bài 5: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 7: Các đại lượng cơ bản của dòng điện một chiều trong đoạn mạch
- Khoa học tự nhiên 9 bài 8: Định luật Ôm, xác định điện trở dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- Khoa học tự nhiên 9 bài 9: Đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
- Khoa học tự nhiên 9 bài 10: Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở
- Khoa học tự nhiên 9 bài 11: Điện năng, công, công suất điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 12: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 13: Tổng kết phần dòng điện một chiều
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Giới thiệu về di truyền học
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Giảm phân và thụ tinh
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 18: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 19: ADN và gen
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 20: ARN, mối quan hệ giữa gen và ARN
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 22: Đột biến gen
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 23: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Di truyền học Menđen - Lai một cặp tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 26: Di truyền học Menđen - Lai hai cặp tính trạng
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Di truyền liên kết và liên kết với giới tính
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Mối quan hệ giữa kiểu gen - Môi trường - Kiểu hình
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Di truyền học người
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Di truyền y học tư vấn
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 31: Ôn tập phần Di truyền và biến dị
- Khoa học Tự nhiên 9 bài 32: Đại cương về hóa học hữu cơ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 33: Metan
- Khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen - Axetilen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Benzen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Nhiên liệu
- Khoa học tự nhiên 9 bài 37: Ôn tập chủ để 8: Hidrocacbon - Nhiên liệu
- Khoa học tự nhiên 9 bài 38: Rượu etylic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 39: Axit axetic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 40: Mối liên hệ giữa etylen, rượu etylic và axit axetic
- Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Chất béo
- Khoa học tự nhiên 9 bài 42: Cacbonhidrat
- Khoa học tự nhiên 9 bài 43: Protein
- Khoa học tự nhiên 9 bài 44: Polime
- Khoa học tự nhiên 9 bài 45: Ôn tập chủ để 9: Dẫn xuất của hidrocacbon - polime
- Khoa học tự nhiên 9 bài 46: Từ trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 47: Nam châm điện
- Khoa học tự nhiên 9 bài 48: Lực điện từ - Động cơ điện một chiều
- Khoa học tự nhiên 9 bài 49: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Khoa học tự nhiên 9 bài 50: Dòng điện xoay chiều
- Khoa học tự nhiên 9 bài 51: Truyền tải điện năng - Máy biến áp
- Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 53: Ảnh của một vật tạo bởi gương
- Khoa học tự nhiên 9 bài 54: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính
- Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp
- Khoa học tự nhiên 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 57: Tổng kết phần quang học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 59: Ôn tập phần vật lí
- Khoa học tự nhiên 9 bài 60: Lai giống vật nuôi, cây trồng
- Khoa học tự nhiên 9 bài 61: Công nghệ tế bào
- Khoa học tự nhiên 9 bài 62: Công nghệ gen
- Khoa học tự nhiên 9 bài 64: Ôn tập chủ đề 13. Ứng dụng Di truyền học
- Khoa học tự nhiên 9 bài 65: Sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 66: Luyện tập sinh vật với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 67: Ôn tập chủ đề 14. Sinh vật với môi trường
- Khoa học tự nhiên 9 bài 68: Tổng kết chương trình sinh học toàn cấp trung học cơ sở