III. Nội dung ôn tập
Trả lời câu hỏi
Khoa học tự nhiên 9 bài 57: Tổng kết phần quang học được VnDoc sưu tầm và đăng tải giới thiệu tới các bạn học sinh, với lời giải ngắn gọn chi tiết giúp các bạn học sinh học tốt môn Lý lớp 9. Mời các bạn tham khảo
Trả lời câu hỏi
1. Tại sao em nhìn thấy các dòng chữ mà thầy/ cô viết trên bảng?
Em nhìn thấy các dòng chữ mà thầy/ cô viết trên bảng vì ánh sáng từ dòng chữ truyền tới mắt em và tạo ảnh thật, nhỏ hơn vật hiện trên màng lưới (võng mạc) của mắt em. Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì xuất hiện “luồng thần kinh” đưa thông tin về ảnh lên não.
Em nhìn thấy các dòng chữ mà thầy/ cô viết trên bảng vì ánh sáng từ dòng chữ truyền tới mắt em và tạo ảnh thật, nhỏ hơn vật hiện trên màng lưới (võng mạc) của mắt em. Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì xuất hiện “luồng thần kinh” đưa thông tin về ảnh lên não.
2. Trong lớp em có một số bạn cần đeo kính mới nhìn được các dòng chữ mà thầy/ cô viết trên bảng.
Mắt các bạn đó mắc tật gì?
Điểm cực cận Cc và điểm cực viễn Cv của mắt của các bạn đó ở gần hay xa mắt hơn bình thường?
Kính các bạn đó đeo gọi tên là kính gì? Kính đó là loại thấu kính nào? Số kính cho ta thông tinh về đại lượng nào của thấu kính? Kính của các bạn trong lớp có cùng số không, tại sao?
Mắt các bạn đó mắc tật cận thị.
Điểm cực cận Cc của mắt các bạn đó gần mắt hơn mắt bình thường và điểm cực viễn Cv của mắt các bạn đó ở xa mắt hơn bình thường.
Kính các bạn đó đeo gọi tên là kính cận. Kính đó là loại TKPK. Số của kính cho ta thông tin về độ tụ của thấu kính. Kính của các bạn trong lớp không cùng số, vì khoảng cách từ tiêu điểm của mắt tới màng lưới ở mắt các bạn đó không bằng nhau.
3. Để không mắc tật cận thị em cần chú ý những điều gì?
Để không mắc tật cận thị, em cần:
Mắt của ông bà em mắt tật gì?
Điểm cực cận Cc và điểm cực viễn Cv của mắt của ông bà em ở gần hay xa mắt hơn bình thường?
Kính ông bà đeo gọi tên là kính gì? Kính đó là loại thấu kính nào? Số kính cho ta thông tinh về đại lượng nào của thấu kính?
Đi học về, em nghe ông nói với bà “kính của tôi không dùng được nữa rồi, tôi cần mua kính khác có số lớn hơn để đọc báo cho rõ”. Tại sao ông phải thay kính có số lớn hơn?
Tại sao khi không cần nhìn những vật ở gần như: đọc sách báo, khâu vá, sửa đồ điện trong nhà, … thì ông bà em không đeo kính?
Mắt của ông bà em mắc tật lão thị.
Điểm cực cận Cc của mắt ông bà em xa mắt hơn mắt bình thường và điểm cực viễn Cv của mắt ông bà em ở gần mắt như mắt bình thường. Mắt của ông bà em có đặc điểm như thế vì cơ vòng đỡ thể thuỷ tinh đã yếu nên khả năng điều tiết kém đi và thể thuỷ tinh cứng hơn.
Kính ông bà em đeo gọi tên là kính lão. Kính đó là loại thấu TKHT. Số của kính cho ta thông tin về độ tụ của thấu kính.
Ông của em phải thay kính có số lớn hơn vì tuổi càng cao thì khả năng điều tiết của mắt càng kém, điểm cực cận càng ra xa mắt hơn, do đó cần đeo kính có độ tụ lớn hơn để ảnh của vật qua kính ra xa hơn, hiện được trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Khi không cần nhìn những vật ở gần như: đọc sách báo, khâu vá, sửa đồ điện trong nhà, … thì ông bà em không đeo kính vì mắt lão khi không điều tiết vẫn có tiêu điểm nằm trên màng lưới nên vẫn nhìn được các vật ở xa.
5. Em và các bạn mắc tật cận thị ở lớp em khi về già có mắc tật lão thị không? Khi đó em và các bạn có sử dụng loại thấu kính giống như ông bà em không?
Em và các bạn mắc tật cận thị ở lớp em khi về già sẽ mắc tật lão thị. Khi đó em và các bạn sẽ phải sử dụng loại thấu kính giống như ông bà em.
Lưu ý: Người cận thị khi lớn tuổi thường phải đeo kính phân kì để nhìn xa, đeo kính hội tụ để nhìn gần. Người này có thể sử dụng “kính hai tròng” có phần trên là thấu kính phân kì, phần dưới là thấu kính hội tụ.
6. Khi dọn dẹp cửa hàng bán kính, người bán hàng đã sơ suất để lẫn các loại mắt kính vào trongcác bao không dán nhãn. Em đề xuất giúp người bán hàng cách phân thành hai loại kính cận và kính lão nhé.
Dùng các kính đó để nhìn dòng chữ trên tờ báo:
Kính lúp là gì?
Trên vành kính lúp có ghi các số như 2×,3×,5×.… Con số đó cho ta thông tin về đại lượng nào của thấu kính? Muốn quan sát được vật càng nhỏ thì cần chọn kính lúp có số ghi trên vành càng lớn hay càng nhỏ? Tại sao?
Khi sử dụng kính lúp cần chú ý đặt vật như thế nào?
Có thể dùng kính lúp hứng ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa, trời nắng để đốt cháy tờ giấy đặt trên sân được không? Tại sao?
Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ mà mắt bình thường không nhìn rõ.
Trên vành kính lúp có ghi các con số như 2x, 3x, 5x, … Con số đó cho ta thông tin về số bội giác của thấu kính (cho biết góc trông ảnh lớn gấp bao nhiêu lần góc trông vật trực tiếp). Muốn quan sát được vật càng nhỏ thì cần chọn kính lúp có số ghi trên vành càng lớn. Vì sử dụng kính lúp có số bội giác càng lớn thì thấy ảnh của vật càng lớn.
Khi sử dụng kính lúp cần chú ý đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính để tạo được ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
Có thể dùng kính lúp hứng ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa, trời nắng để đốt cháy tờ giấy đặt trên sân được. Vì kính lúp là thấu kính hội tụ nên nó có thể hội tụ chùm ảnh sáng mặt trời vào một điểm trên tờ giấy. Tuy nhiên chú ý tiêu cự của kính lúp ngắn nên không để kính quá xa tờ giấy.
8. Tại sao ở máy ảnh người ta không sử dụng thấu kính phân kì làm vật kính
Ở máy ảnh người ta không sử dụng TKPK làm vật kính vì TKPK tạo ảnh ảo không ghi được trên phim.
9. Khi được chụp ảnh, em đứng cách vật kính 3m. Ảnh của em ghi trên phim cách vật kính 6cm. Tại sao khi em đứng trước thấu kính hội tụ giống hệt vật kính của máy ảnh và cũng cách thấu kính 3m thì trên màn đặt phía sau, cách thấu kính 6 cm không thấy ảnh của em?
Khi em đứng trước TKHT giống hệt vật kính của máy ảnh và cũng cách thấu kính 3 m thì trên màn đặt phía sau, cách thấu kính 6 cm vẫn thu được ảnh thật, nhỏ hơn em. Em không thấy ảnh của em vì ánh sáng từ ảnh đó tới mắt em có cường độ không lớn hơn ánh sáng môi trường bên ngoài (độ tương phản thấp). Còn ở máy ảnh thì trên phim có phủ thuốc bắt sáng.
Tự kiểm tra
Câu 1: Đặt một vật trước thấu kính hội tụ, thu được ảnh
Bài làm:
Đáp án: C
Bài làm:
Đáp án: D
Câu 3: Đặt một vật trước gương cầu lồi, thu được ảnh
Bài làm:
Đáp án: D
A. thật, cùng chiều với vật
B. ảo, ngược chiều với vật
C. thật, ngược chiều với vật
D. ảo, nhỏ hơn vật
Đáp án: C
A. ánh sáng từ vật truyền tới mắt, tạo ảnh của vật trong mắt
B. ánh sáng từ vật truyền tới mắt, tạo ảnh ảo của vật.
C. ánh sáng từ vật truyền tới mắt, tạo ảnh thật của vật.
D. ánh sáng từ vật truyền tới mắt, tạo ảnh thật của vật hiện ở màng lưới của mắt.
Đáp án: D
A. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt.
B. từ điểm cực cận đến mắt.
C. từ điểm cực viễn đến mắt
D. từ xa vô cực đến mắt.
Đáp án: A
A. bị lão thị
B. bị cận thị
C. bình thường
D. bị cận thị và người đó đã cao tuổi
Đáp án: B
A. ảnh thật, lớn hơn vật.
B. ảnh ảo, lớn hơn vật.
C. ảnh thật, cùng chiều với vật.
D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Đáp án: C
A. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
B. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
D. ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật
Đáp án: C
Câu 11: Bạn Việt cao 1,55 m đang soi mình trước một gương phẳng, bạn đứng cách gương 80 cm.
a) Hình ảnh của mình mà bạn Việt thấy trong gương là ảnh thật hay ảnh ảo. Ảnh này cao bao nhiêu và hiện cách gương bao xa?
b) Bạn Việt đi ra xa gương thêm 30 cm với vận tốc 3,6 km/h thì ảnh của bạn trong gương chuyển động như thế nào?
c) Nếu thay vào vị trí của gương phẳng bằng một gương cầu lồi thì bạn Việt thấy hình của mình trong gương lớn lên hay nhỏ đi?
a) Hình ảnh của mình mà bạn Việt thấy trong gương là ảnh ảo. Ảnh này cao 1,55 m ; Ảnh hiện cách gương 80 cm.
b) Bạn Việt đi ra xa gương thêm 30 cm với vận tốc 3,6 km/h thì ảnh của bạn trong gương chuyển động ra xa gương thêm 30 cm với vận tốc 3,6 km/h.
c) Nếu thay vào vị trí của gương phẳng bằng một gương cầu lồi thì bạn Việt thấy hình của mình trong gương nhỏ đi.
Câu 12: Khi không đeo kính, bạn Hà chỉ đọc được sách khi để trang sách cách mắt từ 10 cm đến 50 cm.
a) Mắt của Hà mắc tật gì?
b) Kính Hà đeo là loại thấu kính nào và có tiêu cự bằng bao nhiêu?
c) Khi đeo kính thì Hà nhìn chữ trên trang sách hay nhìn ảnh của nó qua thấu kính?
d) Chữ AB trong trang sách cao 2mm thì ảnh A’B’ cao bao nhiêu và hiện trong khoảng nào trước kính?
a) Mắt của Hà mắc tật cận thị.
b) Kính Hà đeo là loại thấu kính phân kì và có tiêu cự bằng 50 cm.
c) Khi đeo kính thì Hà nhìn ảnh của chữ trên trang sách qua thấu kính.
d) Khi vật AB ở điểm cực cận của mắt: Khoảng cách từ ảnh tới thấu kính là
a) Mắt của Hà mắc tật cận thị.
b) Kính Hà đeo là loại thấu kính phân kì và có tiêu cự bằng 50 cm.
c) Khi đeo kính thì Hà nhìn ảnh của chữ trên trang sách qua thấu kính.
d) Khi vật AB ở điểm cực cận của mắt: Khoảng cách từ ảnh tới thấu kính là
\(d’ = \frac{df}{d - f} = \frac{10\times (-50)}{10 – (-50)} = \frac{-50}{6} (cm)\)
Dấu trừ thể hiện ảnh là ảnh ảo.
Chiều cao của ảnh là: \(h’ = \frac{d’}{d}\times h = \displaystyle{\frac{\frac{-50}{3}}{10}}\times 2 = 1,6 mm\)
............................................
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 57: Tổng kết phần quang học. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt