Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài này liệu này hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi trong SGK môn Khoa học tự nhiên lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo

III. Nội dung ôn tập

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Trang 110 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy mô tả hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.

Bài làm:

Nam châm vĩnh cửu có thể hút được các vật liệu từ tính như: sắt, thép, niken, coban,...

Câu 2: Trang 110 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Dùng phương án sau đây để phát hiện xem một thanh kim loại là nam châm?

A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến một cái đinh sắt

B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh

C. Tìm hiểu cấu tạo thanh kim loại

D. Đo thể tích và khối lượng thanh kim loại

Bài làm:

Đáp án: A

Câu 3: Trang 110 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Thí nghiệm Ơxtet nói về đều gì dưới đây?

A. Dòng điện sinh ra từ trường

B. Các hạt mang điện sinh ra từ trường

C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại

D. Đo thể tích và khối lượng của thanh kim loại

Bài làm:

Đáp án: A

Câu 4: Trang 110 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng

A. Làm cho nam châm được chắc chắn

B. làm tăng từ trường ống dây

C. làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn

D. làm giảm từ trường của ống dây

Bài làm:

Đáp án: B

Câu 5: Trang 111 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Để tăng lực từ của nam châm điện thì phải

A. Tăng số vòng dây quấn hoặc cường độ dòng điện qua ống dây

B. Tăng đường kính của dây quấn hoặc điện trở ống dây

C. Tăng chiều dài hoặc chiều rộng lõi sắt

D. Thay lõi sắt non bằng một lõi thép có cùng kích thước

Bài làm:

Đáp án: A

Giải bài tập

Câu 1: Trang 111 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy xác định cực của các nam châm, cho biết sự định hướng của các nam châm thử như hình 52.1

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Bài làm:
Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Câu 2: Trang 111 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Một ống dây được mắc vào hai cực của nguồn điện như hình 52.2. Hãy vẽ một vài đường sức từ và chỉ rõ chiều đường sức từ bên trong và bên ngoài ống dây.

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Bài làm:

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Câu 3: Trang 111 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy quan sát hình 52.3 và cho biết cực từ của ống dây, các cực A, B của nguồn điện và chiều dòng điện trong các vòng dây.

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Bài làm:

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Giải câu 4 trang 112 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Xác định chiều của lực điện từ tác dụng vào dây dẫn trong các trường hợp sau đây:

Bài làm:

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Câu 5: Trang 112 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Một máy biến áp có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110 V.

a) Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộng thứ cấp khi mạch hở

b) Nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100 \omega. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp và thứ cấp. Bỏ qua điện trở của các cuộn dây.

c) Người ta muốn hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp (khi mạch hở) bằng 220V, thì số vòng dây ở cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu?

Bài làm:

a) Áp dụng công thức của máy biến áp, hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:

U_2 = \frac{n_2}{n_1}\times U_1 = \frac{2500}{1000}\times 110 = 275 V

b) Bỏ qua sự hao phí điện năng, có thể coi: \mathcal{P}_1 \approx \mathcal{P}_2 \Leftrightarrow U_1I_1 \approx U_2I_2 \Leftrightarrow \frac{U_1}{U_2} = \frac{I_2}{I_1} = \frac{N_1}{N_2}

Cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là: I_2 = \frac{U_2}{R} = \frac{275}{100} = 2,75 A

Cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp là: \frac{I_1}{I_2} = \frac{N_2}{N_2} \Rightarrow I_1 = \frac{N_2}{N_1}\times I_2 = \frac{2500}{1000}\times 2,75 = 6,875 A

c) Số vòng dây của cuộn thứ cấp là: N_2 = \frac{U_2}{U_1}\times N_1 = \frac{220}{110}\times 1000 = 2000 vòng.

Câu 6: Trang 112 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Phát biểu nào sau đây sai?

Trong động cơ điện một chiều thì

A. khung dây dẫn có dòng điện chạy qua để tạo lực điện từ làm cho khung dây dẫn quay

B. nam châm để tạo ra từ trường

C. bộ góp điện làm cho khung dây quay liên tục theo một chiều

D. stato là nam châm, roto là khung dây

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 7: Trang 112 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.

B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.

C. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 8: Trang 112 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Dùng vôn kế xoay chiều có thể đo được

A. Giá trị cực đại của hiệu điện thế một chiều

B. Giá trị cực đại của hiệu điện thế xoay chiều

C. Giá trị cực tiểu của hiệu điện thế xoay chiều

D. Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 9: Trang 112 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Công thức biểu thị công suất hao phí do tỏa nhiệt là:

A. \mathcal{P}_{\text{hp}} = R\frac{U^2}{\mathcal{P}}

B. \mathcal{P}_{\text{hp}} = U^2I

C. \mathcal{P}_{\text{hp}} = R^2I

D. \mathcal{P}_{\text{hp}} = R\frac{\mathcal{P}^2}{U^2}

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 10: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Máy biến áp gồm những bộ phận chính nào sau đây?

A. Nam châm và hai cuộn dây

B. Lõi sắt và hai cuộn dây

C. Lõi sắt và nam châm

D. Nam châm và cuộn dây

Bài làm:

Đáp án: B

Tự kiểm tra

Câu 1: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Muốn biết tại một điểm A trong không gian có từ trường hay không ta làm như sau: Đặt tại A một kim nam châm, nếu thấy có ... tác dụng lên .... thì ở A có từ trường.

Bài làm:

Muốn biết tại một điểm A trong không gian có từ trường hay không ta làm như sau: Đặt tại A một kim nam châm, nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở A có từ trường.

Câu 2: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Làm thế nào để biến một thanh thép thành nam châm vĩnh cửu?

A. Dùng búa đập mạnh vào thanh thép.

B. Hơ thanh thép trên ngọn lửa.

C. Đặt thanh thép vào trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua.

D. Đặt thanh thép vào trong lòng ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua.

Bài làm:

Đáp án: C

Câu 3: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống

Quy tắc tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện phát biểu như sau: Đặt bàn tay .... sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến .... hướng theo chiều dòng điện thì .... chỉ chiều của lực điện từ.

Bài làm:

Quy tắc tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện phát biểu như sau: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90^0 chỉ chiều của lực điện từ.

Câu 4: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Điều kiện xuất hiện dòng điện trong cuộn dây dẫn kín là gì?

A. Đặt một nam châm mạnh ở gần cuộn dây

B. Đặt một nam châm điện ở trong lòng cuộn dây

C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây phải lớn

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

Bài làm:

Đáp án: D

Câu 5: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Điền cụm từ còn thiết vào chỗ trống?

Khi khung dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu thì trong khung dây xuất hiện một dòng điện ........

Bài làm:

Khi khung dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu thì trong khung dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

Câu 6: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Nêu chỗ giống và khác nhau về cấu tạo của hai loại máy phát điện xoay chiều và khác nhau về hoạt động của hai loại máy đó.

Bài làm:
Máy có roto là nam châmMáy có roto là cuộn dây
Giống nhau

Đều gồm có hai phần chính:

  • Cuộn dây
  • Nam châm

Đều hoạt động dựa theo nguyên tắc cảm ứng điện từ

Khác nhau

Roto: Nam châm (Quay)

Stato: Cuộn dây (Đứng yên)

Roto: Cuộn dây (Quay)

Stato: Nam châm (đứng yên)

Câu 7: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Nêu tên hai bộ phận chính của động cơ điện một chiều và giải thích khi cho dòng điện một chiều qua động cơ lại quay được?

Bài làm:

Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều:

  • Nam châm
  • Khung dây dẫn.

Động cơ quay được vì khi cho dòng điện một chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung dây quay.

Câu 8: Trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Vẽ và xác định chiều đường sức từ đối với nam châm thẳng và ống dây có dòng điện một chiều chạy qua (Hình 52.5)

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Bài làm:

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Câu 9: Trang 114 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

Hãy xác định tên các cực của ắc quy (Hình 52.6)

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Bài làm:

Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học

Câu 10: Trang 114 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2

a) Vì sao để truyền tải điện năng người ta phải dùng máy biến áp?

b) Nếu dùng máy biến áp để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí sẽ giảm đi bao nhiêu lần?

c) Cuộn sơ cấp của máy biến áp có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 120 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế U = 120V. Tìm hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. Biến áp trên là máy tăng áp hay hạ áp?

Bài làm:

a) Truyền tải điện năng người ta phải dùng máy biến áp để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn giúp giảm hao phí do tỏa nhiệt.

b) Nếu dùng máy biến áp để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí sẽ giảm đi 10000 lần vì hao phí trên đường dây tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây.

c) Máy biến áp có: n_1>n_2: máy hạ áp

Áp dụng công thức của máy biến áp: U_2 = \frac{n_2}{n_1} \times U_1 = \frac{120}{4400} \times 220 = 6V

Trên đây VnDoc xin hướng dẫn các bạn học sinh bài Giải bài 52: Tổng kết phần điện từ học - Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 110. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Giúp các bạn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khoa học tự nhiên 9 bài 52: Tổng kết phần điện từ học. Các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
5 1.708
Sắp xếp theo

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm