A. Hoạt động khởi động
1. Ôn tập bài sự truyền thẳng ánh sáng ở sách hướng dẫn học KHTN7, trả lời các câu hỏi sau
a) Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Trong một môi trường ..., ánh sáng truyền đi theo đường ...
- Ánh sáng bị ..., hắt trở lại môi trường cũ khi gặp ... của một vật. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một... có ... gọi là tia sáng.
- Nguồn sáng là các vật ... ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm ... và các vật ... ánh sáng chiếu tới nó.
- Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng ... và ở bên kia pháp tuyến so với ...
- Góc phản xạ bằng ...
b) Chọn hình vẽ mô tả đúng đường truyền của tia sáng chiếu vào mặt gương phẳng
Trả lời:
a)
- Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Ánh sáng bị đổi hướng, hắt trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
- Nguồn sáng là các vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.
- Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
- Góc phản xạ bằng góc tới.
b) Đáp án: B
2. Quan sát mặt phản xạ của các loại gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và chỉ ra điểm giống, điểm khác nhau giữa chúng?
Trả lời:
Giống nhau: Các bề mặt này đều phản xạ tốt và có thể tạo ảnh qua các gương.
Khác nhau: Hình dạng của các bề mặt phản xạ
3. Quan sát ảnh của mình (khi soi gương) qua gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và ghi kết quả vào bảng:
Gương phẳng | Gương cầu lồi | Gương cầu lõm | |
Độ lớn của ảnh so với vật | |||
Chiều của ảnh so với vật | |||
Khoảng cách từ ảnh đến gương so với khoảng cách từ vật đến gương | |||
Ảnh có hứng được trên màn không | . |
Trả lời
Gương phẳng | Gương cầu lồi | Gương cầu lõm | |
Độ lớn của ảnh so với vật | Bằng | Nhỏ hơn | To hơn |
Chiều cao của ảnh so với vật | Bằng | Thấp hơn | Cao hơn |
Khoảng cách từ ảnh đến gương so với khoảng cách từ vật đến gương | Bằng | Ngắn hơn | Dài hơn |
Ảnh có hứng được trên màn không | Không | Không | Không |
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Khái niệm gương
Từ kết quả quan sát mặt phản xạ của các loại gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và chỉ ra điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa chúng, hoàn thiện kết luận sau:
- Gương là một mặt ... có thể phản xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới nó.
- Gương phẳng có mặt phản xạ là mặt ....
- Gương cầu lồi là một phần mặt cầu có mặt phản xạ ....
- Gương cầu lõm là một phần mặt cầu có mặt phản xạ ...
Trả lời:
- Gương là một mặt nhẵn, bóng có thể phản xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới nó.
- Gương phẳng có mặt phản xạ là mặt phẳng.
- Gương cầu lồi là một phần mặt cầu có mặt phản xạ hướng về phía ngoài tâm mặt cầu.
- Gương cầu lõm là một phần mặt cầu có mặt phản xạ hướng về phía tâm mặt cầu.
II. Khái niệm ảnh của vật sáng
1. Đọc thông tin (sgk trang 116)
2. Trả lời câu hỏi
- Ảnh của một vật qua gương là gì?
- Ảnh thật khác ảnh ảo ở điểm nào?
- Em có thể nhìn thấy khuôn mặt mình không, tại sao? Em có thể nhìn thấy ảnh khuôn mặt mình không, bằng cách nào?
Trả lời:
- Ảnh của một vật qua gương là hình của các vật thu được khi quan sát qua gương.
- Ảnh thật hứng được trên màn, ảnh ảo không hứng được trên màn.
- Em không thể nhìn thấy khuôn mặt mình và có thể quan sát ảnh khuôn mặt mình qua gương, kính, ...
III. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
1. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng các dự đoán đã nêu ở mục 3 phẩn khởi động bằng việc trả lời câu hỏi sau:
- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn không?
- Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
- Khoảng các từ một điểm trên vật đến gương phẳng và khoảng các từ ảnh của điểm đó đến gương có bằng nhau không?
- Ảnh có cùng chiều với vật không?
Trả lời:
- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn.
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
- Khoảng các từ một điểm trên vật đến gương phẳng bằng khoảng các từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Ảnh có cùng chiều với vật.
2. Thực hiện lần lượt thí nghiêm kiểm chứng các dự đoán trên (sgk trang 116)
3. Đối chiếu kết quả thí nghiệm với các dự đoán đã đưa ra, hoàn thiện kết luận về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .... trên màn. Nó là ảnh ....
- Khoảng cách từ ảnh của một điểm trên vật đến gương phẳng .... khoảng cách từ điểm đó đến gương.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .... độ lớn của vật.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .... với vật qua gương.
Trả lời:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn. Nó là ảnh ảo.
- Khoảng cách từ ảnh của một điểm trên vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ điểm đó đến gương.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng đối xứng với vật qua gương.
IV. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
1. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng các dự đoán đã nêu ở mục 3 phẩn khởi động bằng việc trả lời câu hỏi sau:
- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có hứng được trên màn không?
- Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
- Khoảng các từ một điểm trên vật đến gương cầu lồi và khoảng các từ ảnh của điểm đó đến gương có bằng nhau không?
- Ảnh cùng chiều với vật không?
Trả lời:
- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn.
- Độ lớn của ảnh không bằng độ lớn của vật.
- Khoảng các từ một điểm trên vật đến gương cầu lồi ngắn hơn khoảng các từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Ảnh cùng chiều với vật.
2. Thực hiện lần lượt thí nghiêm kiểm chứng các dự đoán trên (sgk trang 118)
3. Đối chiếu kết quả thí nghiệm với các dự đoán đã đưa ra, hoàn thiện kết luận về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi .... trên màn. Nó là ảnh ....
- Khoảng cách từ ảnh của một điểm trên vật đến gương cầu lồi .... khoảng cách từ điểm đó đến gương.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi .... độ lớn của vật.
Trả lời:
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn. Nó là ảnh ảo.
- Khoảng cách từ ảnh của một điểm trên vật đến gương cầu lồi ngắn hơn khoảng cách từ điểm đó đến gương.
- Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn độ lớn của vật.
IV. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm
1. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng các dự đoán đã nêu ở mục 3 phẩn khởi động bằng việc trả lời câu hỏi sau:
- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có hứng được trên màn không?
- Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
- Khoảng các từ một điểm trên vật đến gương cầu lõm và khoảng các từ ảnh của điểm đó đến gương có bằng nhau không?
- Ảnh cùng chiều với vật không?
Trả lời:
- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn.
- Độ lớn của ảnh không bằng độ lớn của vật.
- Khoảng các từ một điểm trên vật đến gương cầu lõm lớn hơn khoảng các từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Ảnh cùng chiều với vật.
2. Thực hiện lần lượt thí nghiêm kiểm chứng các dự đoán trên (sgk trang 118)
3. Đối chiếu kết quả thí nghiệm với các dự đoán đã đưa ra, hoàn thiện kết luận về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn dưới đây:
- Đặt một vật sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy ảnh của vật và ảnh này ... rên màn. Nó là ảnh .... Ảnh này ... vật và ... với vật. Khoảng cách từ ảnh này đến gương ... khoảng cách từ vật đến gương.
- Khi đặt vật cách gương một khoảng lớn hơn tiêu cự của nó thì thu được ảnh ..., hứng được trên màn. Ảnh này ... chiều với vật.
Trả lời
- Đặt một vật sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy ảnh của vật và ảnh này không hứng được trên màn. Nó là ảnh ảo. Ảnh này lớn hơn vật và cùng chiều với vật. Khoảng cách từ ảnh này đến gương lớn hơn khoảng cách từ vật đến gương.
- Khi đặt vật cách gương một khoảng lớn hơn tiêu cự của nó thì thu được ảnh thật, hứng được trên màn. Ảnh này ngược chiều với vật.
VI. Sự phản xạ của ánh sáng chiếu tới gương cầu
1. Thực hiện lần lượt các thí nghiệm để tìm hiều về đường truyền của ánh sáng khi chiếu tới gương cầu (sgk trang 120)
2. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm:
a) Chỉ ra hình vẽ mô tả đúng kế quả quan sát được từ thí nghiệm
Quan sát hình 53.7 (sgk trang 120-121)
b) Hoàn thành kết luận sự phản xạ ánh sáng chiếu tới gương cầu:
- Chiếu chùm tia sáng song song tới gương cầu lõm thì chùm phản xạ là .....
- Chiếu chùm tia sáng song song tới gương cầu lồi thì chùm phản xạ là ....
- Chiếu chùm tia sáng phân kì thích hợp tới gương cầu thì chùm phản xạ là ....
Trả lời:
a) Hình vẽ đúng: a, c, d, e và g
b)
- Chiếu chùm tia sáng song song tới gương cầu lõm thì chùm phản xạ là chùm hội tụ.
- Chiếu chùm tia sáng song song tới gương cầu lồi thì chùm phản xạ là chùm phân kì.
- Chiếu chùm tia sáng phân kì thích hợp tới gương cầu thì chùm phản xạ là chùm song song.
VII. Giải thích sự tạo thành ảnh của môt vật bởi gương
1. Trả lời câu hỏi
a) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy ảnh của một vật qua gương vì
A. ánh sáng từ vật truyền tới mắt ta
B. ánh sáng từ ảnh truyền tới mắt ta
C. ánh sáng từ vật chiếu tới gương
D. ánh sáng từ vật chiếu tới gương rồi phản xạ và truyền tới mắt ta.
b) Chọn những hình mô tả đúng sự tạo ảnh của điểm sáng S qua gương trong hình 53.8 (sgk trang 121)
Trả lời:
a) D
b) Hình a và hình c
2. Đọc thông tin (sgk trang 122)
3. Nêu cách vẽ ảnh của điểm sáng S qua gương nói chung
Trả lời:
- Bước 1. Từ điểm sáng S vẽ hai tia sáng tới gương.
- Bước 2. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ hai tia phản xạ tương ứng.
- Bước 3. Tìm giao điểm của chùm phản xạ. Giao điểm này là ảnh của điểm sáng S qua gương.
VIII. Vùng nhìn thấy của mắt qua gương
1. Đọc thông tin (sgk trang 122)
2. Xác định vùng nhìn thấy của mắt qua gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước (sgk trang 122)
3. Tiến hành thí nghiệm (sgk trang 122)
4. Hoàn thiện kết luận
Cùng một vị trí đặt mắt, kích thước gương như nhau thì:
Vùng nhìn thấy của mắt qua gương cầu ... rộng hơn vùng nhìn thấy của mắt qua gương phẳng.
Vùng nhìn thấy của mắt qua gương cầu ... hẹp hơn vùng nhìn thấy của mắt qua gương phẳng.
Trả lời:
Cùng một vị trí đặt mắt, kích thước gương như nhau thì:
- Vùng nhìn thấy của mắt qua gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của mắt qua gương phẳng.
- Vùng nhìn thấy của mắt qua gương cầu lõm hẹp hơn vùng nhìn thấy của mắt qua gương phẳng.
IX. Ứng dụng của gương
Nêu các ứng dụng của các loại gương rồi ghi vào bảng:
Gương phẳng | Gương cầu lồi | Gương cầu lõm |
................ | ................ | ................ |
................ | ................ | ................ |
Trả lời:
Gương phẳng | Gương cầu lồi | Gương cầu lõm |
|
|
|