Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 19
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9
Bài: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Trả lời:
Carbon, lưu huỳnh và chlorine là những phi kim có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất:
- Carbon dùng làm nhiên liệu, điện cực, ruột bút chì, lõi lọc nước, …
- Lưu huỳnh dùng làm nguyên liệu sản xuất sulfuric acid, lưu hóa cao su,…
- Chlorine dùng để sản xuất hoá chất tẩy rửa, nhựa PVC …
Các nguyên tố kim loại và phi kim có sự khác nhau ở một số tính chất (vật lí và hoá học):
Một số tính chất | Kim loại | Phi kim |
Tính dẫn điện | Dẫn điện tốt | Thường không dẫn điện |
Tính dẫn nhiệt | Dẫn nhiệt tốt | Thường dẫn nhiệt kém |
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi | Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở nhiệt độ phòng các kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ thủy ngân ở thể lỏng), còn phi kim có thể tồn tại ở cả thể rắn, lỏng hoặc khí. | |
Khối lượng riêng | Kim loại thường có khối lượng riêng lớn, phần lớn là các kim loại nặng. | Phi kim ở thể rắn thường có khối lượng riêng nhỏ. |
Khả năng tạo thành các ion | Kim loại có xu hướng tạo thành ion dương khi tham gia phản ứng hoá học. | Phi kim có xu hướng tạo thành ion âm khi tham gia phản ứng với kim loại. |
Phản ứng với oxygen | Phần lớn các kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide (thường là oxide base). | Phi kim phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide acid. |
1. Ứng dụng của một số đơn chất phi kim
Câu hỏi thảo luận 1 trang 85 KHTN 9: Em hãy nêu một số ứng dụng của than chì trong đời sống.
Trả lời:
Một số ứng dụng của than chì:
+ Làm điện cực trong pin;
+ Sản xuất ruột bút chì;
+ Sản xuất lõi lọc nước …
Trả lời:
Than hoạt tính có tính hấp phụ, có khả năng giữ trên bề mặt của nó các phân tử chất khí, chất tan trong dung dịch. Do đó, than hoạt tính được dùng làm lõi lọc nước hoặc mặt nạ phòng độc.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 86 KHTN 9: Em hãy liệt kê một số ứng dụng của lưu huỳnh trong cuộc sống.
Trả lời:
Một số ứng dụng của lưu huỳnh trong cuộc sống: nguyên liệu sản xuất sulfuric acid, lưu hoá cao su,…
Câu hỏi thảo luận 3 trang 86 KHTN 9: Em hãy nêu một số ứng dụng của chlorine trong đời sống.
Trả lời:
Một số ứng dụng của chlorine trong đời sống: sản xuất hoá chất tẩy rửa, nhựa PVC …
2. Sự khác nhau về một số tính chất giữa phi kim và kim loại
Trả lời:
* Sự khác nhau về tính chất vật lí:
- Trong khi các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.
Ví dụ: Các phi kim thường không dẫn điện, silicon tinh khiết là chất bán dẫn, than chì có tính dẫn điện nhưng yếu hơn kim loại.
- Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
Ví dụ:
Đơn chất phi kim | Nhiệt độ nóng chảy (oC) | Nhiệt độ sôi (oC) | Đơn chất kim loại | Nhiệt độ nóng chảy (oC) | Nhiệt độ sôi (oC) |
Oxygen | -218,4 | -183,0 | Nhôm | 660,3 | 2 518,0 |
Chlorine | -101,5 | -34,7 | Sắt | 1 535,0 | 2 861,0 |
Lưu huỳnh | 106,8 | 444,7 | Đồng | 1 084,6 | 2 561,5 |
- Phần lớn các phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
Ví dụ:
- Khối lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07 gam/cm3; khối lượng riêng của phosphorus là 1,82 gam/cm3.
- Khối lượng riêng của kim loại sắt là 7,87 gam/cm3; khối lượng riêng của kim loại vàng là 19,29 gam/cm3.
* Sự khác nhau về tính chất hoá học:
- Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron để tạo ion âm.
Ví dụ: Trong phản ứng giữa Na và Cl2 tạo NaCl:
Na → Na+ + 1e;
Cl + 1e → Cl−
- Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base, trong khi đó phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.
Ví dụ:
S + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) SO2 (oxide acid)
2Cu + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) 2CuO (oxide base)
Trả lời:
Ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện: Than chì được sử dụng làm điện cực trong pin.
Câu hỏi củng cố 1 trang 87 KHTN 9: Viết phương trình hoá học minh hoạ cho phản ứng giữa oxygen với:
a) kim loại;
b) phi kim.
Trả lời:
a) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với kim loại:
3Fe + 2O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) Fe3O4
2Mg + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) 2MgO
b) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với phi kim:
C + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) CO2
S + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) SO2
Trả lời:
a) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với kim loại:
3Fe + 2O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) Fe3O4
2Mg + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) 2MgO
Sản phẩm tạo thành của các phản ứng này là oxide base.
b) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với phi kim:
C + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) CO2
S + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) SO2
Sản phẩm tạo thành của các phản ứng này là oxide acid.
>>>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chủ đề 6
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo và Toán 9 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.