Giáo án chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa
Kế hoạch dạy học chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa
Giáo án chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa dành cho giáo viên, phụ huynh có con em đang theo học Tiểu học, mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị đầy đủ nội dung, kiến thức và kỹ năng cho các em. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
- Giáo án Tiểu học theo Công văn 2345
- Giáo án PowerPoint các môn khối Tiểu Học
- Kế hoạch dạy học các môn Tiểu Học theo Công văn 2345
BÀI 1: ĐÔI MẮT VÀ CÁCH CHĂM SÓC
Ngày soạn: ngày ... tháng ... năm ...
Ngày dạy: ngày ... tháng ... năm ...
I. Mục tiêu
Sau bài học, giáo viên giúp học sinh có thể:
- Nhận biết các bộ phận bên ngoài của mắt gồm: lòng trắng (củng mạc), lòng đen (giác mạc), con ngươi (hay đồng tử), lông mi, mí mắt trên và mí mắt dưới.
- Kể được chức năng của mắt giúp chúng ta nhìn và phân biệt được mọi vật xung quanh, mí mắt và lông mi giúp bảo vệ mắt.
- Biết cách chăm sóc hàng ngày về vệ sinh, về dinh dưỡng, về hoạt động cho mắt.
II. Chuẩn bị
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Giấy A3, bút lông
- Tranh minh họa trong sách
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động - Hát 2. Tìm hiểu các bộ phận chính và chức năng của mắt - Thảo luận nhóm đôi: + Quan sát mắt của bạn trả lời câu hỏi:
+ Quan sát sơ đồ, chỉ trên hình để xác định các bộ phận bên ngoài của mắt. - Chia sẻ trước lớp về cấu tạo của mắt và đặc điểm riêng của mắt mình, của bạn về màu sắc của mắt, hình dáng của mắt,… - Tìm hiểu về chức năng của mắt: + Quan sát các hoạt động sau và nói hoạt động nào do mắt thực hiện? + Chia sẻ với các bạn cảm nhận sau khi thực hiện hoạt động và kể thêm các chức năng khác của mắt. Giáo viên chốt: Mắt còn được gọi là cơ quan thị giác, một trong 5 giác quan quan trọng của con người. Mắt nằm trong hóc mắt. Cấu tạo gồm các bộ phận: màng cứng màu trắng gọi là lòng trắng (củng mạc), màng màu đen gọi là lòng đen (giác mạc), ở giữa có lỗ nhỏ màu đen gọi là con ngươi (hay đồng tử), phía bên ngoài mắt có lông mi, mí mắt trên và mí mắt dưới. Mắt có khả năng nhìn và phân biệt mọi vật xung quanh về hình dáng, khoảng cách và màu sắc. Khi mắt bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến mắt, mí mắt trên và mí mắt dưới khép lại để bảo vệ mắt. - Đọc thông tin trong bảng khoa học trong bảng và chia sẻ với bạn bên cạnh những điều em đã học được về đôi mắt. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc và bảo vệ mắt. - Làm việc cá nhân: + Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đưa ra ý kiến về nội dung tranh, xác định các bạn đã làm gì để bảo vệ và chăm sóc mắt. - Chia sẻ trước lớp: + Một số học sinh chỉ tranh và đưa ra ý kiến. + Học sinh nói lại những việc bạn đã làm để chăm sóc và bảo vệ mắt. - Làm việc nhóm: +Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm về các tình huống. . Tình huống 1: Lam rất thích đọc sách và nhớ rất nhiều câu chuyện. Lan có thói quen ngồi đâu, đọc đấy, cứ ở đâu có sách, truyện là Lan khó lòng bỏ qua. Có hôm các bạn thấy Lan ngồi bệt trong góc thư viện tối om và say sưa đọc truyện hết cả buổi chiều. . Tình huống 2: Mùa hè, các cô chú cơ quan của mẹ Minh thường tổ chức cho các gia đình đi chơi. Trong khi mọi người trò chuyện thì trẻ con cũng tụ tập cùng nhau. Tuy nhiên chúng chẳng nói chuyện mà mỗi đứa đều có Ipad hay điện thoại thông minh và chăm chú chơi, quên cả nghỉ trưa. + Chia sẻ trước lớp về các tình huống. Tình huống 1:
Tình huống 2:
· Giáo vên chốt: Chúng ta cần quan tâm và chăm sóc đôi mắt của mình bằng những cách sau: - Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời: đá bóng, đá cầu, nhảy dây… nơi có ánh sáng tự nhiên - Nghỉ ngơi, thư giãn mắt từ 5 đến 10 phút sau mỗi giờ học bài, đọc sách,… bằng các hoạt động ngoài trời. - Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước và khăn sạch. - Khám mắt định kì 6 tháng 1 lần. - Ngồi học đúng tư thế và nên sử dụng ánh sáng tự nhiên. - Ăn các loại rau xanh, củ, quả màu đỏ và cá để cung cấp vitamin cần thiết cho mắt. + Yêu cầu học sinh đọc phần “Em nhớ” 4. Hoạt động nối tiếp - Nhắc học sinh thực hiện chăm sóc và bảo vệ mắt. | - HS hát tập thể - Thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Hình 2: Hoạt động viết bài. - Hình 3: Hoạt động vẽ tranh. - Hình 4: Hoạt động nhìn cây xanh, từ từ nhắm – mở mắt - Hình 5: Hoạt động nhắm, mở, chớp mắt. - Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc phần thông tin và chia sẻ với bạn. - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh phát biểu ý kiến - Học sinh nói lại những việc bạn đã làm để chăm sóc và bảo vệ mắt. -Thảo luận nhóm 4: +Thảo luận theo nội dung câu hỏi: Tình uống 1: . Em thấy thói quen đọc sách của Lan như thế nào? . Lan cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình? Hãy đưa ra lời khuyên cho bạn. Tình huống 2: . Theo em trong kì nghỉ hè, ngồi chơi điện thoại, máy tính bảng có phải là cách nghỉ ngơi tốt không? Vì sao? . Em hãy nghĩ ra trò chơi hoặc cách nào đó để lôi kéo các bạn cùng tham gia các hoạt động ngoài trời. - Học sinh đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc. - Học sinh lắng nghe và thực hiện |
Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn của bộ Giáo Dục.