Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 18

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 18: Luật thơ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

  • Nắm được quy luật của các thể thơ.
  • Cách gieo vần, hài hoà âm thanh, ngắt nhịp trong một số thể thơ.
  • Biết nhận ra giá trị nhạc tính và phân tích, biết làm thơ theo đề tài.

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề thực hành.

C. CHUẨN BỊ.

Thầy: Soạn giáo án.

Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Giáo viên cho học sinh tìm hiểu một số ví dụ cụ thể. Yêu cầu học sinh phát hiện và nhận xét.

-Thế nào là luật thơ? Cho ví dụ minh hoạ?

- Luật thơ là gì?

- Em có nhận xét gì về thơ mới lãng mạn 1932-1942?

Giáo viên:

-Ảnh hưởng của thơ hiện đại châu Âu, các nhà thơ mới 1932-1942 đã sáng tạo ra nhiều thể loại: 2 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng và có thơ tự do thơ văn xuôi. Tuy vậy nó vẫn theo quy tắc gieo vần nhất định. Nó tạo ra sự hài hoà về âm thanh:

"Em ngồi ríu rít ở sau xe

Em nói lòng anh mải lắng nghe

Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm

Đời vui khi được có em kề".

I. Khái quát theo luật thơ.

1. Ví dụ:

a. Thể thơ lục bát.

+Số tiếng: trên 6, dưới 8.

+Vần: Tiếng cuối câu 6 phải cùng vần với tiếng 6 của câu 8. Tiếng cuối của câu 8 vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo.

+Nhịp: 2/2/2 cũng có thể 3/3 ở câu 6.

*Mình về/mình có/nhớ ta

*Một nghìn năm/một vạn năm

Con tằm/vẫn kiếp/con tằm/xe tơ

b. Thơ Đường luật: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt.

+Số tiếng:7 tiếng.

+Về thanh:

*Nhị tứ lục phân minh.

1 2 3 4 5 6 7

Tiếng thứ 2 và 6 cùng thanh, đối với thanh của tiếng thứ 4.

*Nhất tam ngũ bất luận.

Tiếng 1.3.5 gieo bằng thanh nào cũng được

+Vần:

*Luật trắc, vần bằng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

*Luật bằng, vần bằng:

Trong không rượu cũng không hoa

+Liên: (với bài bát cú).

*Tiếng thứ 2 câu 1 với tiếng thứ 2 câu 8 cùng một liên (cùng thanh).

*Tiếng thứ 2 của câu 2 với tiếng thứ 2 của câu 3 là cùng một liên (cùng thanh).

*Tiếng thứ 2 của câu 4 với tiếng thứ 2 của câu 5 là cùng một liên (cùng thanh).

*Tiếng thứ 2 của câu 6 với tiếng thứ 2 của câu 7 là cùng một liên (cùng thanh).

Chú ý: Tiếng 2 của câu một là trắc thì tiếng 2 của câu 2 là bằng và ngược lại.

2. Bài học:

-Luật thơ là những quy định có tính nguyên tắc bắt buộc về gieo vần, ngắt nhịp, số tiếng, hài hoà âm thanh đối với thể thơ nào đó. Tất cả quy định ấy được khái quát theo kiểu mẫu ổn định.

-Âm tiết (hay tiếng) là đơn vị cơ bản của luật thơ.

* Cấu tạo của tiếng:

+Chia làm hai: phụ âm đầu và phần vần.

+Vần có hai: Mở và đóng.

- Vần mở không có phụ âm cuối và có thể là bán âm (vào).

- Vần đóng có một trong các phụ âm cuối sau: m, n, t, ng, c, ch.

+Mỗi tiếng có một trong các thanh: không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Những vần bằng (bình thanh) gồm thanh không, thanh huyền, những thanh còn lại thuộc vần trắc (khí thanh) là những thanh hỏi, ngã, nặng.

+ Nhóm thanh lại chia thành hai nhóm đối lập nhau về âm vực

+Nhóm bổng (cao) gồm các thanh không, sắc, ngã.

+Nhóm trầm (thấp) gồm huyền, nặng, hỏi.

->Sự đối lập tạo thành hài hoà về âm thanh trong thơ cộng với ngắt nhịp, ngắt dòng làm thành luật thơ hay hẹp hơn là mô hình âm luật Tiếng Việt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm