Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 43
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 43: Bài làm văn số 5 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. MỤC TIÊU.
- Vận dụng được các tri thức, kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án- Ra đề và đáp án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động thầy và trò | Nội dung kiến thức |
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho việc viết bài. Học sinh tái hiện lại kiến thức đã học. Giáo viên ghi đề bài lên bảng. Nêu một số yêu cầu trong khi làm bài: tự giác, độc lập, không dùng tài liệu, không nhìn bài bạn. Giáo viên giám sát quá trình làm bài của học sinh. -Thu bài. | I. Một số đề bài: 1. Anh chị hiểu thế nào về ý kiến sau đây của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời thơ còn là thơ nữa". 2. Bình luận ý kiến sau của Nam Cao: "Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người ngày càng người hơn" (Nam Cao-Đời thừa).. II. Gợi ý: 1. Bài viết cần có các luận điểm sau: - Thơ là hiện thực cuộc đời. - Thơ là cuộc đời. - Mối quan hệ giữa thơ và hiện thực với hiện thực cuộc đời. - Thơ còn là thơ nữa, tức là thơ còn có những đặc trưng riêng của cảm xúc, hình tượng, ngôn ngữ, nhạc điệu … 2. Bài viết cần có các luận điểm sau: - Tác phẩm văn học vượt lên trên tất cả không gian, thời gian. -" Một tác phẩm văn học có giá trị …" Đây là giá trị nội dung và tác động tinh thần, tác động giáo dục của tác phẩm văn học. ………… |