Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 61
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 61: Diễn đạt trong văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. MỤC TIÊU.
- Có ý thức một cách sáng rõ và đầy đủ hơn về những chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp vơi chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Bố cục của một bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Để viết được một mở bài tốt thường có những cách nào?
3. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: Trong việc hoàn thiện bài văn nghị luận cần chú ý đến hai yêu cầu: Thứ nhất bài viết phải đủ ý. Thứ hai bài viết phải có "chất văn". Yêu cầu về ý nghiêng về nội dung (tìm tòi phát hiện lựa chọn và nêu các vấn đề, ý kiến). Yêu cầu về "chất văn" nghiêng về cách trình bày, diễn đạt. Trong thực tế, có nhiều bài viết đủ ý, có những phát hiện mới về nội dung nhưng diễn đạt chưa hay, thậm chí còn vụng về. Do vậy, bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập ý, cần rèn luyện kĩ năng diễn đạt: dùng từ, đặt câu, sử dụng tu từ… Nội dung bài học "Diễn đạt trong văn nghị luận" chủ yếu hướng dẫn người học nắm vững một số vấn đề cơ bản trong sử dụng từ ngữ, kết hợp các câu để việc diễn đạt được hay hơn.
Hoạt động thầy và trò | Nội dung kiến thức | ||||
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu ví dụ 1 Sgk bằng một số câu hỏi: a. Tìm những điểm khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ của hai đoạn văn. b. Nhận xét ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ. c. Viết một đoạn văn với nội dung tương tự nhưng dùng một số từ ngữ khác. Học sinh dựa vào những câu hỏi để thảo luận và trình bày. Giáo viên nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản. | I. Tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận. 1 Tìm hiểu ví dụ 1. Đề tài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn. -Nội dung hai đoạn giống nhau. -Cách dùng từ hai đoạn khác nhau:
Đoạn 1: nhiều nhược điểm, nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận. Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ dùng phù hợp với văn nghị luận hơn. |