Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 71

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 71: Tổng kết phần Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

  • Hệ thống hoá được những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm loại hình, các phong cách ngôn ngữ của Tiếng Việt đã học từ lớp 10 đến lớp 12; nắm chắc đặc điểm của từng phong cách và việc sử dụng mỗi phong cách trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp.
  • Nâng cao thêm kĩ năng lĩnh hội văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản thuộc từng phong cách khi cần thiết.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Các nội dung: lịch sử Tiếng Việt; đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, các phong cách ngôn ngữ văn bản đã được học ở những khối lớp nào? Theo anh (chị) những kiến thức cơ bản cần nắm ở nội dung này là gì?

3. Nội dung bài mới:

a) Đặt vấn đề: Lấy nội dung kiểm tra làm nội dung giới thiệu bài.

b) Triển khai bài dạy:

Hoạt động 1: Tổng kết về nguồn gốc, lịch sử phát triển của Tiếng Việt và đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.

-Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng và điền vào những thông tin đã học.

-Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

-Giáo viên đánh giá quá trình làm việc của học sinh và nhắc lại những nội dung cơ bản.

Nội dung cần đạt:

Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập

a. Nguồn gốc Tiếng Việt thuộc:

-Họ: ngôn ngữ Nam Á.

-Dòng: Môn-Khmer.

-Nhánh; Tiếng Việt Mường chung.

b. Các thời kì trong lịch sử:

-Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

-Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

-Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ.

-Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.

-Tiếng Việt trong thời kì từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.

a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

b. Từ không biến đổi hình thái.

c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm