Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 6

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 6: Tuyên ngôn độc lập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

  • Nắm được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loại.
  • Phân tích, đánh giá bản tuyên ngôn như một áng văn chính luận mẫu mực.
  • Giáo dục các em về lòng tự hào dân tộc, ý thức phấn đấu và bảo vệ Tổ quốc.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề - đọc diễn cảm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét cơ bản về sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh?

3. Nội dung bài mới:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

-Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

-ở phía Nam: Thực dân pháp núp sau lưng quân Anh, đang tiến vào Đông Dương

-Phía Bắc: bọn Tàu Tưởng đang chực sẵn ở biên giới.

-Giá trị của tác phẩm?

-Bác đã viết gì trong phần mở đầu? Tại sao Bác lại trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ?

-Trên thế giới, các dân tộc đều có quyền tự do và bình đẵng. Vì dưới chế độ TB quyền mưu cầu hạnh phúc thực ra là tự do cạnh tranh.

-Ý nghĩa của việc so sánh với 2 nước lớn trên→ 3 nước ngang hàng nhau

-Bác đã tố cáo những tội ác gì của giặc Pháp?

-Em có nhận xét gì về giọng văn câu văn?

-Giáo viên bình: sự chuyển ý khéo léo "thế mà" nhằm đề cao bản tuyên ngôn của Pháp và phơi bày bản chất của chúng trước dư luận

-Cuộc CMDTDC của ta đứng trên lập trường nào?

-Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết văn chính luận của Bác?

Giáo viên: "áng thiên cổ hùng văn".

I. Tiểu dẫn.

1. Hoàn cảnh ra đời.

-Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.

-Ngày 26/8/1945: Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc.

-Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn độc lập"

2. Giá trị:

-Là một một văn kiện to lớn.

-Là một tác phẩm văn học có giá trị - áng văn chính luận xuất sắc.

II. Đọc hiểu:

1. Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn.

+Tuyên ngôn nước Mĩ (1776): Nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ đấu tranh giải phóng khỏi thực dân Anh giành độc lập dân tộc.

+Tuyên ngôn nhân quyền của thực dân Pháp: Năm 1789: CMTS Pháp xoá bỏ chế độ phong kiến Pháp lập nên nền dân chủ tư sản.

→ Nghệ thuật trích dẫn sáng tạo, suy ra một cách khéo léo (từ quyền con người→ quyền của cả dân tộc); chiến thuật sắc bén (gậy ông đập lưng ông).

→ Tinh thần 2 bản tuyên ngôn có ý nghĩa tích cực tạo cơ sở pháp lí vững vàng cho bản tuyên ngôn và nhằm chặn trước âm mưu đen tối, lâu dài của kẻ thù.

2. Cơ sở thực tế cho bản tuyên ngôn:

a. Tội ác của Thực dân Pháp:

-Cướp nước ta, bán nước ta 2 lần cho Nhật.

-Áp bức đồng bào ta ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã hội.

+Bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay, cướp ruộng đất.

+Tắm máu các cuộc khởi nghĩa của ta.

+Xây nhà tù nhiều hơn trường học.

+Khuyến khích dân ta dùng thuốc phiện.

+Thu thuế vô lí.

→ Hậu quả: hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.

-Cách nêu tội ác đầy đủ, cụ thể, điển hình. Giọng văn đanh thép, căm thù với nhũng câu văn ngắn gọn, đồng dạng về cấu trúc, nối tiếp nhau liên tục. Từ ngữ, hình ảnh giản dị mà sâu sắc - Sự chuyển ý khéo léo.

=> Bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của Thực dân Pháp

b. Cuộc CMDTDC của nhân dân ta:

-Lập trường: chính nghĩa và nhân đạo.

-Ý chí: Trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.

-Kết quả:

+Bác bỏ luận điệu "bảo hộ" của thực dân Pháp. +Giành độc lập từ tay Nhật.

+Làm chủ đất nước, lập nên nền dân chủ cộng hoà.

=>Lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ Bác đã phơi bày luận điệu xảo trá của bon Thực dân Pháp. Đồng thời thể hiện truyền thống nhân đạo chính nghĩa của dân tộc ta.

3. Lời tuyên ngôn độc lập:

-"Nước Việt Nam có quyền …" -Lời khẳng định đanh thép, ngắn gọn, trang trọng nhưng đầy sức thuyết phục.

→ Lời tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

III. Tổng kết:

"Tuyên ngôn độc lập" là tác phẩm chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chính xác-Thể hiện tầm tư tưởng văn hoá lớn được tổng kết trong một văn bản ngắn gọn, khúc chiết.

Đánh giá bài viết
1 166
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 12

Xem thêm