Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 34

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 34: Quá trình văn học và phong cách văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

  • Nắm được khái niệm quá trình văn học bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu.
  • Hiểu được khái niệm phong cách văn học biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề. Thuyết giảng.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh Lor-ca và ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn?

3. Nội dung bài mới:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình văn học trên hai phương diện là khái niệm văn học và trào lưu văn học.

- Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học?

-Trào lưu văn học là gì?

-Thế nào là phong cách văn học?

-Những biểu hiện của phong cách văn học?

I. Quá trình văn học.

1. Khái niệm quá trình văn học.

-Văn học là một loại hình nghệ thuật một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển.

-Diễn tiến của văn học như một hệ thống với sự hình thành tồn tại thay đổi có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với thời kỳ lịch sử như: hai mặt của một tờ giấy.

-Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.

-Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung:

+Thứ nhất: văn học gắn bó với đời sống thời đại nào văn hoá ấy những chuyển biến của lịch sử xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử văn học.

+Thứ hai: Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết người sau kế thừa giá trị của người trước tạo nên giá trị mới …

2. Trào lưu văn học:

-Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học.

+Trào lưu văn học là một hoạt động có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp các tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc.

a. Văn học Phục hưng.

b. Chủ nghĩa cổ điển.

c. Chủ nghĩa lãng mạn.

d. Chủ nghĩa hiện thực phê phán.

e. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

g. Chủ nghĩa siêu thực.

*Ở Việt Nam trào lưu đầu tiên xuất khoảng từ những năm 30 của thế kỷ XX - Gồm:

-Trào lưu lãng mạn.

-Trào lưu hiện thực phê phán.

-Trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa.

II. Phong cách văn học..

1. Khái niệm phong cách văn học.

- Là sự độc đáo riêng biệt của các nghệ sĩ biểu hiện trong các tác phẩm của họ. Phong cách văn học in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại.

2. Những biểu hiện của phong cách văn học.

- Biểu hiện ở cách nhìn cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Biểu hiện ở hệ thống hình tượng. Thể hiện ở các phương diện nghệ thuật.

Đánh giá bài viết
1 63
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm