Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 36

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 36: Người lái đò sông Đà được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

  • Nắm được vẻ đẹp của con sông Đà vừa "hung bạo" vừa "trữ tình" cùng hình ảnh giản dị và kì vĩ của người lái đò trên dòng sông ấy. Từ đó thấy được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của tổ quốc.
  • Học sinh cảm và hiểu được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân.
  • Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đất nước, gắn bó với quê hương xứ sở, sự kính trọng và yêu mến những người lao động thông minh, dũng cảm, tài hoa.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành. Phát vấn.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa của hình tượng Lor-ca và tiếng đàn? Nhận xét gì về phong cách thơ của nhà thơ Thanh Thảo?

3. Nội dung bài mới:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc Sgk.

Tìm hiểu các ý chính.

-Hình tượng con sông Đà được tác giả khắc hoạ như thế nào? Ấn tượng ban đầu về con sông?

-Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ con sông Đà?

-Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà được thể hiện qua những chi tiết nào?

Giáo viên bình

Nhận xét chung về con sông Đà?

-Hình ảnh người lái đò sông Đà được khắc hoạ qua những chi tiết nào?

Nhận xét gì về ngọai hình người lái đò sông Đà?

Hình ảnh người lái đò qua những lần vượt thác?

Tâm hồn người lái đò sông Đà được khắc hoạ qua những chi tiết nào?

Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

I. Tiểu dẫn:

1. Xuất xứ:- tác phẩm in trong tập "Tuỳ bút sông Đà" 1960) Nguyễn Tuân.

2. Hoàn cảnh ra đời: kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc.

II. Đọc hiểu.

1. Đọc.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Hình ảnh con sông Đà:

+Hung bạo:

-Vách đá dựng thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu →hiểm trở, dữ dội.

-Thác nước: độc dữ, nham hiểm.

-Hút nước chết người.

-Đá mai phục: dàn bày thạch trận.

→Nghệ thuật miêu tả tỉ mỉ, so sánh độc đáo nhân hoá hợp lí, quan sát tinh tế, cấu trúc câu văn …

→sông Đà hiện lên như một công trình tuyệt vời của tạo hoá nhưng hung dữ và hiểm ác.

+Trữ tình:

-Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình.

-Bờ sông hoang dại, bờ sông hồn nhiên như …

-Màu sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa.

-Con sông rất gợi cảm như một cố nhân

→Nghệ thuật so sánh, quan sát -sông Đà "như một cố nhân xa thì thương nhớ khôn nguôi".

b. Người lái đò sông Đà:

+Hình dáng:

-Tay lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh, giọng ào ào như tiếng nước … giới vời vợi.

-Cái đầu quắc thước đặt trên thân hình cao to gọn quánh

-Nếu bịt cái đầu bạc lại thì sẽ lầm tưởng là một chàng trai.

→Khoẻ mạnh, quắc thước gợi liên tưởng đến công việc sông nước.

*Những lần vượt thác:

→Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá, như một viên tướng tài ba.

→Nghệ thuật miêu tả tinh tế, sinh động -Nguyễn Tuân nhân hoá với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo, bất ngờ →Hình ảnh sông Đà hung bạo như kẻ thù số 1 của con người và ông lái đò là chân dung người lao động tuyệt vời, hiên ngang bất khuất -lãng mạn trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên.

*Tâm hồn:

-Sau mỗi làn vượt thác là "ung dung" đốt lửa trong hang đá - nướng ống cơm lam bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh, chẳng ai bàn thêm về chiến thắng vừa qua.

→Tâm hồn bình dị.

III. Tổng kết:

-Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân -đoạn trích đã khắc hoạ sinh động hình ảnh con người và thiên nhiên Tây Bắc.

-Kiến thức phong phú, ngôn ngữ sinh động, liên tưởng độc đáo "Người lái đò sông Đà" là 1 đoạn trích hay.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm