Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 11 Chân trời sáng tạo bài 1

Hóa 11 Chân trời sáng tạo bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải bài tập Hóa học 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài 1 trang 11 SGK Hóa 11 Chân trời

Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nồng độ.

B. nhiệt độ

C. Áp suất.

D. Chất xúc tác.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Trong phản ứng thuận nghịch, hằng số cân bằng KC của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Bài 2 trang 11 SGK Hóa 11 Chân trời

Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm chuyển dịch cân bằng của hệ phản ứng?

A. Nồng độ.
B. nhiệt độ
C. Áp suất.
D. Chất xúc tác.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Chất xúc tác không làm thay đổi nồng độ các chất trong hệ cân bằng và cũng không làm thay đổi hằng số cân bằng nên không làm chuyển dịch cân bằng.

Bài 3 trang 11 SGK Hóa 11 Chân trời

Viết biểu thức tính KC cho các phản ứng sau

(1) CaCO3(s) ⇌ CaO (s) + CO2 (g)

(2) Cu2O(s) + 1 2 O2(g) ⇌ 2CuO(s)

Lời giải

Chú ý: Chất rắn không xuất hiện trong biểu thức hằng số cân bằng.

a) Kc=[CO2]

b) Kc=1[O2]12

Bài 4 trang 11 SGK Hóa 11 Chân trời

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín

a) C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) Δ r H o 298 = 131 kJ

b) CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g) Δ r H o 298 = - 41 kJ

Các cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào khi thay đổi một trong các yếu tố sau

(1) Tăng nhiệt độ

(2) Thêm lượng hơi nước vào hệ

(3) Thêm khí H2 vào hệ

(4) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống

(5) Dùng chất xúc tác

Lời giải

a) C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g)    ∆rH2980=131kJ

(1) Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt tức chiều thuận.

(2) Thêm một lượng hơi nước vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng hơi nước tức chiều thuận.

(3) Thêm khí H2 vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng H2 tức chiều nghịch.

(4) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm số mol khí thức chiều nghịch.

(5) Dùng chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch.

b) CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g)

(1) Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt tức chiều nghịch.

(2) Thêm một lượng hơi nước vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng hơi nước tức chiều thuận.

(3) Thêm khí H2 vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo làm giảm lượng H2 tức chiều nghịch.

(4) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống không làm cân bằng chuyển dịch do hệ cân bằng có tổng hệ số tỉ lượng của các chất khí ở hai vế của phương trình hoá học bằng nhau.

(5) Dùng chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch.

Bài 5 trang 11 SGK Hóa 11 Chân trời

Cho phản ứng sau COCl2 ⇌ Cl2 + CO Kc = 8,2 .10 − 2 ở 900k

Tại trạng thái cân bằng nếu nồng độ CO và Cl2 đều bằng 0,15 M thì nồng độ độ COCl2 là bao nhiêu?

Lời giải

Ta có biểu thức: KC = \frac{[CO].[Cl_{2}]}{[COCl_{2} ]}\(\frac{[CO].[Cl_{2}]}{[COCl_{2} ]}\)

--> [COCl2] = \frac{0,15.0,15}{8,2.10^{-2} }\(\frac{0,15.0,15}{8,2.10^{-2} }\) = 0,2744M

---------------------------------

Bài tiếp theo: Hóa 11 Chân trời sáng tạo bài 2

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Hóa 11 Chân trời sáng tạo bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập môn Hóa học 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm