Hóa 11 Chân trời sáng tạo bài 19

Hóa 11 Chân trời sáng tạo bài 19: Carboxylic acid được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài 1 trang 132 SGK Hóa 11 Chân trời

Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)

CH2 = CH2 → CH3CH2OH → CH3COOC2H5

Bài làm

CH2 = CH2 + H2O → CH3CH2OH

CH3CH2OH + CH3COOH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O

Bài 2 trang 132 SGK Hóa 11 Chân trời

Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phản ứng sau

a) sodium hydroxide + X → sodium methanoate + nước

b) 3-methylbutanoic acid + Mg → Y + Z

Bài làm

a) NaOH + HCOOH → HCOONa + H2O

(X)

b) 3(CH3)2CHCH2COOH + Mg → ((CH3)2CHCH2COO)Mg + H2

(Y)              (Z)

Bài 3 trang 132 SGK Hóa 11 Chân trời

Bằng kiến thức hoá học, em hãy giải thích các cách làm sau đây:

a) Khi đồ dùng có đốm gỉ, sử dụng giấm để lau chùi, vết gỉ sẽ hết.

b) Khi thực hiện lên men rượu cần ủ kín, còn khi lên men giấm cần để thoáng.

Bài làm

a)
Giấm ăn là dung dịch acetic acid loãng khoảng 2 - 5%.

Kim loại bị gỉ sét do kim loại bị oxygen trong không khí oxi hóa thành các oxide.

Giấm ăn có tính acid, có khả năng hòa tan được các oxide này nên sẽ giúp loại bỏ vết gỉ sét.

b)

Lên men rượu cần ủ kín còn lên men giấm lại để thoáng do:

Khi lên men rượu cần ủ kín vì men rượu hoạt động không cần oxygen không khí, nó chuyển hoá đường thành rượu và khí carbonic.

Trong trường hợp không ủ kín rượu tạo thành sẽ tác dụng với oxi ngoài không khí tạo giấm:

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Còn khi lên men giấm thì cần oxygen để oxi hoá rượu thành giấm.

Bài 4 trang 132 SGK Hóa 11 Chân trời

Điều chế ethyl acetate bằng cách cho 6 gam acetic acid tác dụng với 5,2 gam ethanol cứ xúc tác là dung dịch sulfuric acid đặc và đun nóng, thu được 5,28 gam ester. Tính hiệu suất của phản ứng.

Bài làm

Ta có: n_{CH_{3}COOH}=\frac{6}{60} = 0,10 mol

n_{C_{2}H_{5}OH}=\frac{5,2}{46}\approx 0,113 mol

n_{CH_{3}COOC_{2}H_{5}}=\frac{5,28}{88} = 0,06 mol

PTHH: CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O

0,1 mol CH3COOH < 0,113 mol C2H5OH

=> Hiệu suất phản ứng tính theo CH3COOH

Theo PTHH: n_{CH_{3}COOC_{2}H_{5, LT}}=n_{CH_{3}COOH} = 0,10 mol

H = \frac{n_{CH_{3}COOC_{2}H_{5, TT}}.100}{n_{CH_{3}COOC_{2}H_{5, LT}}}=\frac{0,06.100}{0,1} = 60%

Vậy hiệu suất phản ứng ester hóa là 60%.

-------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Hóa 11 Chân trời sáng tạo bài 19: Carboxylic acid. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Hóa học 11 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Đánh giá bài viết
1 71
Sắp xếp theo

    Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm