Hóa 11 Kết nối tri thức bài 23

Hóa 11 Kết nối tri thức bài 23: Hợp chất carbonyl được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để giải bài tập Hóa học 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu

Các aldehyde, ketone tạo nên mùi thơm đặc trưng của các loài động vật và thực vật. Nhiều aldehyde, ketone đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể: tế bào trong võng mạc giúp mắt tiếp nhận ánh sáng được tạo thành từ aldehyde, các hormone giới tính nam và nữ là các ketone.

Vậy, hợp chất carbonyl là gì và chúng có những tính chất nào?

Bài làm

Hợp chất carbonyl là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức carbonyl (C=O). Nhóm chức carbonyl có trong aldehyde, ketone,...

Hóa 11 Kết nối tri thức bài 23

I. Khái niệm, danh pháp

Câu hỏi 1: Viết các công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của hợp chất carbonyl có công thức phân tử C4H8O.

Bài làm

Aldehyde C4H8O

Hóa 11 Kết nối tri thức bài 23

Ketone C4H8O

Hóa 11 Kết nối tri thức bài 23

II. Đặc điểm cấu tạo

III. Tính chất vật lí

Hoạt động nghiên cứu: Cho biết các hợp chất dưới đây có khối lượng phân tử gần tương đương nhau và có nhiệt độ sôi như sau:

CH3CH2CH2CH3CH3CH2CHOCH3CH2CH2OH
ts (°C):-0,54997,1

So sánh nhiệt độ sôi của hợp chất carbonyl với alkane và alcohol có khối lượng phần tử tương đương. Dựa vào khả năng tạo liên kết hydrogen và sự phân cực của phân tử để giải thích.

IV. Tính chất hóa học

1. Phản ứng khử

Câu hỏi 3: Khử các hợp chất carbonyl sau bởi NaBH4, hãy viết công thức cấu tạo của các sản phẩm:

a) propanal;

b) 2-methylbutanal;

c) butanone;

d) 3-methylbutan-2-one.

Bài làm

a) CH3-CH2-CHO + 2[H] → CH3-CH2-CH2OH

b) CH3-CH2-CH(CH3)-CHO + 2[H] → CH3-CH2-CH(CH3)-CH2OH

c) CH3-CO-CH2-CH3 + 2[H] → CH3-CH(OH)-CH2-CH3

d) CH3-CO-CH(CH3)-CH3 + 2[H] → CH3-CH(OH)-CH(CH3)-CH3

2. Phản ứng oxi hóa aldehyde

Hoạt động thí nghiệm: phản ứng của aldehyde với thuốc thử Tollens

Chuẩn bị: dung dịch CH3CHO 5%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%, cốc nước nóng, ống nghiệm.

Tiến hành:

- Cho khoảng 1 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm.

- Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm và lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn.

- Nhỏ vài giọt dung dịch CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều.

- Đặt ống nghiệm vào cốc chứa nước nóng (khoảng 70 – 80°C), để yên khoảng 5 phút.

Giải thích hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Bài làm

Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch AgNO3 1%.

Có kết tủa xám xuất hiện

PTHH: AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH + NH4NO3

Sau đó kết tủa tan dần, tạo dung dịch trong suốt

PTHH: AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH

Nhỏ vài giọt dung dịch CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều. Đặt ống nghiệm vào cốc chứa nước nóng (khoảng 70 – 80°C), để yên khoảng 5 phút.

Hiện tượng là tạo kết tủa màu trắng xám của kim loại bạc, bám vào thành ống nghiệm, có thể soi gương được.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Hoạt động nghiên cứu: phản ứng oxi hoá aldehyde bằng copper(II) hydroxide

Thí nghiệm oxi hoá CH3CHO bằng Cu(OH)2 được tiến hành như sau:

- Cho khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều hỗn hợp.

- Thêm khoảng 1 mL CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều ống nghiệm.

- Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Hỗn hợp phản ứng chuyển dần từ màu xanh lam sang màu đỏ gạch.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:

1. Khi cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, hỗn hợp tạo kết tủa màu xanh lam, kết tủa đó là chất gì?

2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

Bài làm

1. Khi cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, hỗn hợp tạo kết tủa màu xanh lam, kết tủa đó là Cu(OH)2 (copper(II) hydroxide).

2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

CH3CHO + 2Cu(OH)2 → CH3COONa + Cu2O + 3H2O

Câu hỏi 4: Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa HCHO với các tác nhân sau:

a) Thuốc thử Tollens;

b) Cu(OH)2/NaOH.

Bài làm

a) HCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3

b) HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → 2Cu2O + Na2CO3 + 6H2O

3. Phản ứng cộng

4. Phản ứng tạo iodoform

Hoạt động nghiên cứu: phản ứng tạo iodoform từ acetone

Phản ứng tạo iodoform từ acetone được tiến hành như sau:

- Cho khoảng 2 mL dung dịch I2 bão hoà trong KI vào ống nghiệm.

- Thêm khoảng 2 mL dung dịch NaOH 2 M.

- Thêm tiếp khoảng 0,5 ml acetone vào hỗn hợp trên và lắc đều ống nghiệm, quan sát thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Bài làm

CH3COCH3 + 3I2 + 4NaOH ⟶ CH3COONa + CHI3 + 3NaI+ 3H2O

Câu hỏi 5: Hoàn thành các phản ứng sau:

a) HCHO + HCN →

b) CH3COCH(CH3)2 + I2 + NaOH →

Bài làm

a) HCHO + HCN → HCH(OH)-CN

b) CH3COCH(CH3)2 + 3I2 + 4NaOH → (CH3)2CHCOONa + CHI3 + 3NaI + 3H2O

Câu hỏi 6: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào tham gia phản ứng iodoform?

a) methanal;

b) ethanal;

c) butanone;

d) pentan-3-one.

V. Ứng dụng

Hoạt động nghiên cứu: Hãy tìm hiểu và trình bày ứng dụng của một số aldehyde.

----------------------------------

Bài tiếp theo: Hóa 11 Kết nối tri thức bài 24

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Hóa 11 Kết nối tri thức bài 23: Hợp chất carbonyl. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Hóa học 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 56
Sắp xếp theo

    Hóa học 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm