Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật tổng hợp phần kiến thức quan trọng được học trong bài 5 Giáo dục công dân 8 về pháp luật và kỷ luật. Ngoài phần lý thuyết chính, tài liệu còn có phần bài tập trắc nghiệm đi kèm, sẽ giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập GDCD 8 bài 5

B. Lý thuyết GDCD 8 bài 5

1) Khái niệm:

Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động chặt chẽ của mọi người

2) Ý nghĩa:

- Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất

- Bảo vệ quyền lợi của mọi người.

3) Cách rèn luyện:

Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những qui định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.

* BÀI TẬP:

1. Có người cho rằng pháp luật chỉ cần với những người có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức, tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

2. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không?

Trả lời:

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

3. Trong một số buổi sinh hoạt Đội, một số bạn đến chậm:

a) Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó thiếu kỉ luật đội.

b) Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác không thể coi đến muộn là thiếu kỉ luật

Em đồng tình với chi Đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến muộn? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với hành vi của chi Đội trưởng vì Đội là một tổ chức xã hội, có những quy định, thống nhất để hành động, đi họp chậm (không có lí do chính đáng) là thiếu kỉ luật Đội.

4. Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố hiện nay là do nhiều nguyên nhâ. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?

Trả lời:

- Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân thuộc về ý thức của người tham gia giao thông như không đi đúng phần đường quy định, lạng lách, vượt ẩu, chở những vật cồng kềnh.....

- Biện pháp khắc phục là mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Công an điều khiển giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông.

5. Em hãy sưu tầm một số tục ngữ, ca dao nói về chấp hành luật kỉ luật?

Trả lời:

- Tục ngữ:

+ Đất có lề, quê có thói

+ Phép vua thua lệ làng

+ Muốn tròn phải có khuôn

Muốn vuông phải có thước

+ Luật pháp bất vi thân

- Ca dao:

+ Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên bề dưới lập đường mây mưa

+ Thương em anh để trong lòng

Việc quan anh cứ phép công anh làm

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 5

Câu 1: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?

A. Pháp luật. B. Kỉ luật. C. Chữ tín. D. Liêm khiết.

Đáp án: B

Câu 2: Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là?

A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Pháp luật. D. Kỉ luật.

Đáp án: C

Câu 3: Biểu hiện của pháp luật là?

A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.

B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.

C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện của kỉ luật là?

A. Nội quy lớp học.

B. Quy chế thi cử.

C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 5: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Đáp án: A

Câu 6: Các hành động: Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Đáp án: B

Câu 7: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Đáp án: A

Câu 8: Những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Pháp luật. D. Kỉ luật.

Đáp án: D

Câu 9: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.

D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.

Đáp án: A

Câu 10: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.

C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.

Đáp án: A

.......................

Trên đây là Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 5: Pháp luật và kỉ luật. được VnDoc đăng tải trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này các em sẽ nắm chắc kiến thức từ đó chuẩn bị tốt cho buổi học trên lớp sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Đánh giá bài viết
42 43.318
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hải Phạm
    Hải Phạm

    cần thêm 1 số cách rèn luyện và biểu hiện nx


    Thích Phản hồi 02/10/22

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm