Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 52

Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 52: Tinh bột và xenlulozơ

Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 52: Tinh bột và xenlulozơ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

A. TINH BỘT

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý

- Trong tự nhiên tinh bột có trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, khoai, chuối xanh...

- Tinh bột là chất rắn màu trắng không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

2. Cấu tạo phân tử

- Công thức phân tử của tinh bột: (-C6H12O5-)n

- Mạch nhánh

- Có phân tử khối rất lớn do gồm nhiều mắt xích -C6H12O5- liên kết với nhau, số mắt xích trong phân tử tinh bột n ≈ 1200 - 6000.

3. Tính chất hóa học

a) Phản ứng thủy phân

- Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ

(-C6H10O5-)n + nH2O \xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}\(\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}\) nC6H12O6 (glucozơ)

- Phản ứng thủy phân glucozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của các enzym thích hợp ở nhiệt độ thường

b) Phản ứng với iot

- Khi cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm có chứa tinh bột, dung dịch có màu xanh đen. Khi đun nóng hỗn hợp, dung dịch trong ống nghiệm bị mất màu. Làm lạnh hỗn hợp, màu xanh đen xuất hiện lại.

* Giải thích: do sự hấp phụ iot vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen. Khi đun nóng, các phân tử iot được giải phóng làm mất màu xanh đen. Khi làm lạnh, iot bị hấp phụ trở lại tạo thành màu xanh đen.

=> Iot dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại

4. Ứng dụng

- Làm lương thực

- Nguyên liệu sản xuất glucozơ, rượu etylic

B. XENLULOZƠ

1. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lý

- Xenlulozơ là thành phần chính của bông, gỗ, tre, nứa...

- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

2. Cấu tạo phân tử

- Công thức của xenlulozơ là (-C6H10O5-)n

- Mạch không phân nhánh.

- Phân tử khối rất lớn do gồm nhiều mắt xích -C6H10O5- liên kết với nhau, số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10000 - 14000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.

3. Tính chất hóa học

- Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ

(-C6H10O5-)n + nH2O \xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}\(\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}\) nC6H12O6

- Phản ứng thủy phân xenlulozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của các enzym thích hợp ở nhiệt độ thường.

4. Ứng dụng

- Sản xuất đồ gỗ, giấy, vải sợi và làm vật liệu xây dựng.

C. SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ TRONG CÂY XANH

Nhờ năng lượng ánh sáng và chất diệp lục (clorophin) cây xanh tổng hợp được tinh bột và xenlulozơ từ CO2 và H2O.

6nCO2 + 5nH2O \xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}\(\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}\) (C6H10O5)n + 6nO2

D. TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước.

B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước.

C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.

D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

Đáp án: D

Câu 2: Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hòa tan Cu(OH)2.

B. trùng ngưng.

C. tráng gương.

D. thủy phân.

Đáp án: D

Câu 3: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng

A. 1200 – 6000.

B. 6000 – 10000.

C. 10000 -14000.

D. 12000- 14000.

Đáp án: A

Câu 4: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng

A. quỳ tím.

B. iot.

C. NaCl.

D. glucozơ.

Đáp án: B

Câu 5: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột.

B. Xenlulozơ.

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Đáp án: D

Câu 6: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

B. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng số mắt xích trong phân tử.

C. Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối bằng nhau.

D. Tinh bột và xenlulozơ đều dễ tan trong nước.

Đáp án: A

Câu 7: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích (-C6H10O5-) trong phân tử tinh bột là

A. 1850.

B. 1900.

C. 1950.

D. 2100.

Đáp án: A

Câu 8: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. xanh.

B. đỏ.

C. tím.

D. vàng nhạt.

Đáp án: A

Câu 9: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng đạt 75%, khối lượng glucozơ thu được là

A. 250 gam.

B. 300 gam.

C. 360 gam.

D. 270 gam.

Đáp án: D

Câu 10: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.

A. 0,80 kg.

B. 0,90 kg.

C. 0,99 kg.

D. 0,89 kg

Đáp án: D

............................................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 52. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Hóa học lớp 9, Giải bài tập Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Hóa học 9

    Xem thêm