Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 là tài liệu tham khảo hay môn Lịch sử 12 dành cho các bạn tham khảo, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt! Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 27

I. Các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc

1. Giai đoạn 1919 - 1930: từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đời năm 1930.

  • Sau chiến tranh thế giới I, Pháp làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.
  • Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp
  • Ba tổ chức Cộng sản VN ra đời.
  • ĐCS VN ra đời 3/2/30 chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

2. Giai đoạn 1930 - 1945: từ sau khi Đảng Cộng sản VN ra đời đến 2/9/1945.

  • Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và “khủng bố trắng“ của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
  • Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 –1931. Vận động dân chủ 1936 –1939
  • Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình tập dợt trong 10 năm từ khi Đảng ra đời.

3. Giai đoạn 1945 - 1954: từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21/7/1954.

  • Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập,nước ta gặp muôn vàn khó khăn.
  • Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền ; kháng chiến chống Pháp xâm lược.
  • Chiến thắng lịch sử Điện biên phủ 1954, Pháp rút khỏi nước ta

4. Giai đoạn 1954 - 1975: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30-4-1975.

  • Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là “Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.
  • Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên “Đồng khởi”, rồi chiến tranh giải phóng.
  • Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mỹ: đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ”; “Việt Nam hóa chiến tranh”
  • Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch sử 1975.
  • Miền Bắc: quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.

5. Giai đoạn 1975 - 2000: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000.

  • Cách mạng Việt nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • Trong 10 năm đầu (1976-1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới.
  • Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.
  • Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.
  • Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm

* Nguyên nhân thắng lợi

  • Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do.
  • Đảng ta đứng đầu là Bác Hồ, lãnh đạo cách mạng với đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ, Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định nhất

* Bài học kinh nghiệm

  • Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân, nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
  • Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết.
  • Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 27

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

  1. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình.
  2. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  3. Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.
  4. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 2. Mục tiêu cơ bản đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đối với nước ta là gì?

  1. Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.
  2. Đưa nước ta trở thành một nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
  3. Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.
  4. Đưa nước ta trở thành nước nông nghiệp tiên tiến.

Câu 3. Sự kiện nào tác động đến Hội nghị Chính trị (Từ 18-12-1974 đến 9-1-1975) để Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975?

  1. Chiến thắng ở Buôn Ma Thuột.
  2. Chiến thắng Tây Nguyên.
  3. Chiến thắng ở Quảng Trị.
  4. Chiến thắng Phước Long và Đường 14.

Câu 4. Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc, Mĩ đã áp dụng loại hình chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam?

  1. Chiến tranh một phía.
  2. Chiến tranh đặc biệt.
  3. Chiến tranh cục bộ.
  4. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 5. Xây dựng phòng tuyến cộng sự xi-măng cốt sắt (boongke), bình định vùng tạm chiếm và vơ vét sức người sức của, đánh phá hậu phương kháng chiến của ta là nội dung của kế hoạch nào?

  1. Rơve.
  2. Nava.
  3. Đờ Lát đơ Tátxinhi.
  4. Bôlae.

Câu 6. Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị nhằm thực hiện mục đích gì?

  1. Phá tan âm mưu xâm lược ngay từ đầu của thực dân Pháp.
  2. Tiêu diệt sinh lực địch để kết thúc nhanh chiến tranh.
  3. Tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, đảm bảo cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ rút về căn cứ cách mạng an toàn.
  4. Giáng đòn mạnh vào ý chí xâm lược của Pháp.

Câu 7. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?

  1. Chính trị, ngoại giao.
  2. Kinh tế, văn hóa.
  3. Quân sự.
  4. Chính trị, quân sự, văn hóa.

Câu 8. Vì sao Đảng ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng với Tưởng sang hòa hoãn với Pháp?

  1. Pháp - Tưởng kí hòa ước Hoa - Pháp (28-2-1946).
  2. Pháp mạnh hơn Tưởng.
  3. Tưởng chuẩn bị rút quân về nước.
  4. Pháp, Tưởng đang tranh chấp Việt Nam.

Câu 9. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 làm cho địch phải tháo chạy về hướng đông, tìm đường rút vào miền Nam?

  1. Chiến thắng ở Tây Nguyên.
  2. Chiến thắng ở Huế.
  3. Chiến thắng ở Đà Nẵng.
  4. Chiến thắng ở Quảng Ngãi.

Câu 10. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai của dịch?

  1. Phan Đình Giót.
  2. Bế Văn Đàn.
  3. Tô Vĩnh Diện.
  4. La Văn Cầu.

Câu 11. "Hỡi quốc dân đồng bào !.....Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục...". Câu nói đó thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám?

  1. Thời cơ khách quan thuận lợi.
  2. Thời cơ chủ quan thuận lợi.
  3. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
  4. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

  1. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của Cách mạng thế giới.
  2. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  3. Lực lượng cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân.
  4. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu 13. Các tổ chức chính trị sau đây, tổ chức nào của giai cấp vô sản?

  1. Tân Việt cách mạng Đảng.
  2. Việt Nam quốc dân Đảng.
  3. Đảng Lập hiến.
  4. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Câu 14. Mục tiêu đấu tranh thời kì cách mạng 1936 - 1939 là gì?

  1. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
  2. Đòi các quyền tự do dân chủ.
  3. Giải phóng dân tộc và mục tiêu hàng đầu.
  4. Đòi ruộng đất cho nông dân.

Câu 15. Cách mạng tháng Tám thắng lợi trên thực tế nhân dân ta giành chính quyền từ tay ai?

  1. Pháp - Nhật và bọn phong kiến tay sai.
  2. Nhật và phong kiến tay sai.
  3. Phong kiến.
  4. Thực dân Pháp.

Câu 16. Đội Việt Nam Giải phóng quân ra đời trên cơ sở kết hợp giữa các lực lượng nào?

  1. Đội du kích Bắc Sơn và du kích Thái Nguyên.
  2. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Bắc Sơn.
  3. Đội du kích Ba Tơ và đội Cứu quốc quân.
  4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Việt Nam Cứu quốc quân.

Câu 17. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Ái Quốc lần lượt đi đến các nước nào trong thời gian 1917 - 1927?

  1. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
  2. Pháp, Liên Xô, Việt Nam.
  3. Pháp, Trung Quốc, Việt Nam.
  4. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.

Câu 18. Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 của ta nhằm mục đích gì?

  1. Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
  2. Phân hóa kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu.
  3. Tạo điều kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh.
  4. Thể hiện thiện chí của ta trên chiến trường quốc tế.

Câu 19. Trong các chiến thắng sau đây, chiến thắng nào đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta lên bước phát triển nhảy vọt?

  1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
  2. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
  3. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
  4. Chiến dịch Đông xuân 1953 - 1954.

Câu 20. Ai là người nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương rồi tiếp tục xông lên phá lô cốt địch trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

  1. La Văn Cầu.
  2. Trần Cừ.
  3. Triệu Thị Soi.
  4. Đinh Thị Dậu.

Câu 21. Phương châm "đánh chắc, tiến chắc" của Đảng ta được đề ra trong thời gian nào?

  1. Chiến cuộc Đông xuân 1953-1954.
  2. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
  3. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
  4. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

Câu 22. Chiến thắng nào của ta chứng tỏ rằng quân dân miền Nam đủ khả năng đánh bại quân chủ lực của địch là chiến thắng

  1. Ấp Bắc - Mĩ Tho.
  2. Bình Giã - Bà Rịa.
  3. Vạn Tường - Quảng Ngãi.
  4. Ba Gia - Quảng Ngãi.

Câu 23. Chiến thắng lớn nhất thể hiện tình đoàn kết keo sơn chiến đấu của nhân dân Việt - Lào trong những năm 1969 - 1972 là chiến thắng

  1. Tại cánh đồng Chum - Xiêng khoảng, Lào.
  2. Trong việc đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719, tại Đường 9 Nam Lào.
  3. Ở Sê nô.
  4. Ở Luông phabang.

Câu 24. Cùng thời gian với chiến dịch Tây Nguyên, ta còn mở chiến dịch ở đâu?

  1. Ở Phước Long.
  2. Ở Quảng Trị.
  3. Ở Huế - Đà Nẵng.
  4. Ở Nhà Trang.

Câu 25. "Phải tập trung nhanh nhất binh khí kĩ thuật để giải phóng miền Nam trước mùa mưa....". Chủ trương này ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  1. Sau chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.
  2. Khi chiến dịch Huế - Đà Nẵng đang sôi động.
  3. Ta chuẩn bị mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
  4. Khi Chiến dịch Hồ Chí Minh đang tiếp diễn.

Câu 26. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã có tác động mạnh mẽ nhất đối với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?

  1. Châu Á.
  2. Châu Phi.
  3. Mĩ La tinh.
  4. Châu Âu.

Câu 27. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới?

  1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
  2. Xây dựng kinh tế đi đôi với quốc phòng.
  3. Xây dựng CNXH.
  4. Phát triển khoa học - kĩ thuật.

Câu 28. Nền tảng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII là gì?

  1. Giáo dục và đào tạo.
  2. Khoa học và công nghệ.
  3. Kinh tế và quốc phòng.
  4. Văn hóa và giáo dục.

Câu 29. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định nhân tố nào có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước?

  1. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
  2. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam.
  3. Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước.
  4. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Câu 30. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi chung của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) là

  1. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
  2. Sự đoàn kết, gắn bó của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia.
  3. Các nước có chung đường lối kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
  4. Truyền thống yêu nước chống xâm lược của ba dân tộc.

--------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000. VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Đánh giá bài viết
3 26.614
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 12

    Xem thêm