Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết nghị luận xã hội về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nghị luận xã hội về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có dàn ý và bài nghị luận. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

1. Dàn ý chi tiết nghị luận về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm

1. Mở Bài

- Trong văn hóa của nhân loại sự xuất hiện của ngôn ngữ, tiếng nói trở thành một trong những tiến hóa vượt bậc, tách biệt con người với các loài cầm thú khác.

- Có ý kiến cho rằng: "Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm".

2. Thân Bài

* Giải thích:

- Sự chân thực hiểu đơn giản đó là không nói dối, xảo biện, ba hoa chích chòe các thể loại, nói không thành có, đặt điều nói xấu người khác

- Trách nhiệm trong lời nói, có nghĩa nói ra câu nào thì cần có trách nhiệm với lời nói của mình dù đúng dù sai, không cự cãi, không lật lọng và xảo biện, đặc biệt đã hứa thì phải làm.

* Ý nghĩa của sự chân thực, trách nhiệm trong lời nói:

- Có lòng tự trọng, giữ gìn phẩm cách

- Người có trách nhiệm với lời nói của bản thân được tin tưởng và yêu mến.

- Tạo được ấn tượng tốt trong giao tiếp, chính vì thế sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống.

- Kém chân thực và trách nhiệm trong lời nói sẽ khiến con người ta chịu nhiều hậu quả, trượt dài trong lỗi lầm.

* Hậu quả của việc thiếu chân thực và trách nhiệm trong lời nói:

- Dễ dàng trở thành thói quen khó sửa, ngày càng tụt dốc trong lỗi lầm.

- Gây tổn thương cho người khác, tổn thương đến danh dự của bản thân.

- Không được những người xung quanh tin tưởng

- Bị mọi người xa lánh, phải chiến đấu một mình với cái phong cách ăn nói sai lầm của bản thân, nếu như không chịu thay đổi.

- Ích kỷ và độc đoán, sẵn sàng tranh giành hơn thua, thậm chí là tiếp tục lún sâu vào việc ăn nói sai lầm, thiếu trách nhiệm.

- Khó có thể thành công trong cuộc sống

* Bài học:

- Mỗi học sinh chúng ta cần phải tích cực học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức cho thật tốt, nói năng sao cho phải lễ, phải đạo cũng cần được tôi luyện và rèn dũa một cách thật nghiêm túc.

- Tránh xa cái sự nói dối, nói điêu, cái sự lắm điều, đặt điều, dù nói gì thì cũng cố mà suy xét cho kỹ, cho tinh.

- Lời đã ra khỏi miệng nhưng nội dung vẫn phải còn trong não, hứa gì thì phải làm cho kỳ được, chớ đừng có cái tật hứa lèo, hứa mãi.

3. Kết Bài

- Tiếng nói vốn là một tài sản quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, để chúng ta được thoải mái giao tiếp, trao đổi, bày tỏ cảm xúc trong cuộc sống.

- Phải hết sức trân trọng và nâng niu nó, hãy dành cho nó một sự nâng niu nhất định, luôn đặt sự chân thực và trách nhiệm lên mỗi lời thốt ra từ cửa miệng, ấy cũng là lợi cho ta, cũng lại đẹp cả lòng người.

2. Nghị luận xã hội về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm

Trong văn hóa của nhân loại sự xuất hiện của ngôn ngữ, tiếng nói trở thành một trong những tiến hóa vượt bậc, tách biệt con người với các loài cầm thú khác, đưa chúng ta đến với nền văn minh mới và dần tiến xa hơn có một môi trường sống tốt hơn cả. Ông cha ta vẫn thường có câu tục ngữ thật thấm thía và sâu sắc: "Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Câu nói ấy không chỉ đơn thuần dạy dỗ chúng ta cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói tránh hiềm khích mà còn là lời giáo huấn, mong mỏi chúng ta phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, sâu xa hơn là hướng về sự chân thực, trách nhiệm mỗi khi chúng ta phát ngôn, bởi có câu: "Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm". Hậu quả ấy không chỉ ảnh hưởng đến các cá thể, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả xã hội.

Vậy thế nào là sự chân thực và trách nhiệm trong lời nói? Có lẽ điều này tôi không cần phải thích nhiều bởi ý đã ở trên mặt chữ. Sự chân thực hiểu đơn giản đó là bạn không nói dối, xảo biện, ba hoa chích chòe các thể loại, nói không thành có, đặt điều nói xấu người khác,... và cuối cùng nói gì cũng cần có căn cứ xác thực. Còn trách nhiệm trong lời nói, có nghĩa rằng bạn nói ra câu nào thì bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời nói của mình dù đúng dù sai, không cự cãi, không lật lọng và xảo biện, đặc biệt đã hứa thì phải làm. Tôi lấy một ví dụ về việc chịu trách nhiệm trước lời nói thế này cho dễ hiểu, chắc cũng nhiều bạn xem phim truyền hình, trong quá trình tra hỏi cảnh sát hoặc bên điều tra luôn thông báo cho nghi phạm một câu: "Anh có quyền im lặng, nhưng những gì anh nói sẽ là bằng chứng chống lại anh trước Tòa". Điều ấy có nghĩa là gì, họ đang nhắc nhở phạm nhân về trách nhiệm trong lời nói, đừng vì nóng giận mà phát ngôn thiếu suy nghĩ, cuối cùng người chịu hậu quả lại là chính bản thân họ.

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có lòng tự trọng, giữ gìn phẩm cách, điều ấy thể hiện qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, ăn ngay nói thật luôn được mọi người coi trọng hơn cả. Người có trách nhiệm với lời nói của bản thân, trước khi phát ngôn "uốn lưỡi bảy lần" lại càng được tin tưởng và yêu mến, bởi khi tiếp xúc hoặc làm việc với họ chúng ta luôn nhận được sự yên tâm, tin tưởng, một cam kết bằng lời. Đặc biệt người có sự chân thực và trách nhiệm trong lời nói luôn luôn tạo được ấn tượng tốt trong giao tiếp, chính vì thế sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống. Ngược lại việc kém chân thực và trách nhiệm trong lời nói sẽ khiến con người ta chịu nhiều hậu quả, trượt dài trong lỗi lầm.

Có câu con người phạm sai lầm một lần được trót lọt họ sẽ lại có xu hướng phạm sai lầm thêm lần nữa, việc kém trung thực trong lời nói và thiếu trách nhiệm trong lời nói cũng vậy. Một đứa trẻ quen được nuông chiều, thường xuyên nói dối cha mẹ thầy cô, thậm chí là đặt điều vu khống người khác, lâu dần nó sẽ trở thành một thói quen, mà thói quen là thứ khó có thể cải cách được. Có thể nói sự thiếu trách nhiệm trong lời nói được biểu hiện rõ nhất qua sự thiếu chân thực trong lời nói của mỗi cá nhân, một người nói dối, tức là họ đang ngụy tạo một vấn đề, đang che mắt nhưng người đối diện, khiến họ tin tưởng. Nhưng liệu một lời nói dối liệu có thể che đậy được sự thật, rõ ràng là không thể và người ta sẽ tìm cách lấp liếm nó bằng những lời nói dối khác, kinh khủng và táo bạo hơn so với lời nói dối ban đầu. Đó chính là biểu hiện của sự trượt dài trong tội lỗi, là sự thiếu trách nhiệm với bản thân và với những người xung quanh.

Những tưởng rằng nói dối, những lời nói thiếu cân nhắc sẽ chẳng hề ảnh hưởng đến ai, bởi đó chỉ là một vài lời nói bâng quơ, nhưng đó là một ý nghĩ hết sức sai lầm. Bởi bạn nghĩ vậy không có nghĩa người khác cũng nghĩ vậy, đối với những tâm hồn nhạy cảm một lời nói dẫu vô tình cũng đủ giết chết tâm hồn họ, liệu mọi người có nhận thức được điều ấy không. Lời nói vô tình, thiếu trách nhiệm của bạn sẽ khiến một ai đó tổn thương, tôi nói ví dụ như bạn lỡ miệng thốt ra câu chê trách ai đó với cô bạn thân và để họ nghe được, ôi chao thật tai hại, bạn vừa làm tổn thương người khác, cũng vừa làm tổn thương đến danh dự của mình. Thêm một ví dụ khác, chắc ai cũng đã từng nghe đến câu chuyện Cậu bé chăn cừu, vốn là người nghịch ngợm, cậu ta liên tục giả vờ kêu cứu rằng bị chó sói vây bắt, để dụ những người xung quanh đến cứu và cho đó là một thú vui. Sau nhiều lần như thế những người dân ở đấy không còn đến khi cậu kêu cứu nữa, vì chỉ đơn giản là họ nghĩ cậu ta lại giả vờ, nhưng ngờ đâu lần ấy có sói thật, thế là tiêu tùng luôn đàn cừu. Như vậy, chính cái sự thiếu chân thật và trách nhiệm trong lời nói đã kéo cậu bé trượt dài trong trò đùa quái đản để rồi phải hứng chịu hậu quả một cách đau đớn. Chúng ta cũng nên ý thức được rằng, không phải lúc nào lỗi lầm của chúng ta cũng được nhắc nhở và tạo cơ hội sửa chữa, xã hội này lạ lắm bạn nói sai một lần hay vài lần mọi người đều biết đấy nhưng không một ai chỉ ra cả. Và thật tai hại khi bạn cứ nghĩ rằng bạn đã qua mặt được tất cả mọi người để thi triển cái tài ăn nói "bất hủ" của mình, chẳng khác nào bước vào đầm lầy và từ từ tụt xuống. Đến một lúc nào đó khi bạn sắp chết chìm tới nơi thì bạn mới nhận ra ôi chao, mình đã sai lầm đến thế nào, mình đã ngu ngốc đến thế nào, rằng ngoài kia đã có biết bao người đang nhìn bạn trượt dốc trong lỗi lầm và tự đào thải. ý là những kẻ nguy hiểm, còn đối với những người thông thường, nếu bạn nói năng thiếu cẩn trọng, thích nói dối, thiếu trách nhiệm, thì tôi đoán chắc rằng họ sẽ chẳng dại gì mà thân cận với bạn đâu, dần dà bạn sẽ bị mọi người xa lánh, bạn sẽ phải chiến đấu một mình với cái phong cách ăn nói sai lầm của bản thân, nếu như không chịu thay đổi. Một khi đã bị xa lánh, không được tin tưởng, con người ta dễ dàng dấn thân vào con đường tăm tối, càng lún sâu hơn vào cái thói xấu của mình thay vì thay đổi để tốt hơn. Phản ứng thường thấy nhất là cảm giác xấu hổ, chán ghét xã hội, cảm thấy mình thất bại, họ trở nên ích kỷ và độc đoán hơn, sẵn sàng tranh giành hơn thua, thậm chí là tiếp tục lún sâu vào việc ăn nói sai lầm, thiếu trách nhiệm. Những người như vậy tôi khẳng định rằng chẳng bao giờ có thể thành công trong cuộc sống này được, bởi thành công phải được xây dựng từ những giá trị thực, những việc làm có trách nhiệm, trên cơ sở sự tin tưởng gắn kết giữa cá nhân với tập thể chứ không phải sự lừa bịp dối trá. Bạn thấy đấy những kẻ giàu xổi nhờ dối trá và lừa bịp sớm muộn cũng bị tống cả vào tù đấy thôi, đâu có tốt lành gì cho cam.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chân thực và có trách nhiệm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, mỗi học sinh chúng ta cần phải tích cực học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức cho thật tốt. Ông bà đã có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", nói năng sao cho phải lễ, phải đạo, lời nói cũng cần được tôi luyện và rèn dũa một cách thật nghiêm túc. Trước hết phải tránh xa cái sự nói dối, nói điêu, cái sự lắm điều, đặt điều đi, sau là tập được cái tính "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", dù nói gì thì cũng cố mà suy xét cho kỹ, cho tinh, đừng có cái kiểu bạ đâu nói đấy, không kiêng dè ai bao giờ. Thêm vào đó lời đã ra khỏi miệng nhưng nội dung vẫn phải còn trong não, hứa gì thì phải làm cho kỳ được, chớ đừng có cái tật hứa lèo, hứa mãi rồi người ta cười thầm trong bụng, người ta ghét bỏ thì thật tai hại quá.

Tiếng nói vốn là một tài sản quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, để chúng ta được thoải mái giao tiếp, trao đổi, bày tỏ cảm xúc trong cuộc sống. Chính vì vậy chúng ta phải hết sức trân trọng và nâng niu nó, hãy dành cho nó một sự nâng niu nhất định, luôn đặt sự chân thực và trách nhiệm lên mỗi lời thốt ra từ cửa miệng, ấy cũng là lợi cho ta, cũng lại đẹp cả lòng người. Nếu ai cũng hiểu được như thế thì xã hội tất yên bình và tươi đẹp hơn.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm