Nội dung tiến trình tuyển chọn nhân viên
Nội dung tiến trình tuyển chọn nhân viên được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Nội dung tiến trình tuyển chọn nhân viên
1. Chuẩn bị tuyển chọn nhân viên
Trong bước chuẩn bị cần thiết phải:
Thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần và quyền hạn của hội đồng tuyển dụng.
Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, quy định của nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến tuyển dụng. Hiện nay, ở Việt Nam, một số tài liệu quan trọng của nhà nước liên quan đến tuyển dụng gồm có:
- Bộ luật lao động.
- Pháp lệnh ngày 30/8/1990 của hội đồng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hợp đồng lao động.
- Nghị định số 165/HĐBT ngày 12/5/1992 của hội đồng bộ trưởng về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng lao động.
- Điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức nhà nước (13/3/1963). - Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức nhà nước. Văn bản này liên quan đến các tiêu chuẩn cần có đối với nhân viên sẽ được tuyển làm công chức, viên chức nhà nước. Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn.
Theo Lewis, tiêu chuẩn tuyển chọn phải được hiểu ở ba khía cạnh: tiêu chuẩn chung đối với tổ chức, doanh nghiệp; tiêu chuẩn của phòng ban hoặc bộ phận cơ sở; và tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc.
Ví dụ, các ứng viên muốn được tuyển vào làm công chức hành chính của nhà nước, ngạch nhân viên văn phòng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cá nhân sau:
Tiêu chuẩn để dự thi tuyển:
Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Từ 18 tuổi trở lên.
Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng và có đủ các văn bằng chứng chỉ đã quy định trong ngạch (tốt nghiệp phổ thông trung học; có chứng chỉ trung cấp tin học văn phòng hoặc tương đương, biết ngoại ngữ Anh hoặc Pháp tối thiểu ở trình độ A).
Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ (do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận).
Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Tham dự kỳ thi tuyển. Để có thể trúng tuyển, cần đáp ng yêu cầu về khả năng, năng lực hoàn thành công việc và sự thành thạo trong công việc như sau:
Hiểu biết hệ thống tổ chức của cơ quan.
Nắm được nội quy, quy định về bảo mật công văn giấy tờ của cơ quan.
Nắm được ngữ pháp, quy tắc chính tả tiếng Việt.
Biết sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo và xử lý văn bản: Word, Excel
Có khả năng đánh máy văn bản bằng một ngoại ngữ thông dụng ở tốc độ còn chậm.
Nắm được thể thức, văn bản hành chính nhà nước.
Có khả năng giao tiếp và tiếp khách
Trúng tuyển.
Thông thường tiêu chuẩn cá nhân là những tiêu chuẩn cần thiết nhưng chưa đủ để được tuyển chọn vào trong doanh nghiệp. Để được tuyển, ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của tổ chức, doanh nghiệp và tiêu chuẩn của phòng ban hoặc bộ phận cơ sở. Tiêu chuẩn của tổ chức, doanh nghiệp thường liên quan đến phẩm chất giá trị của nhân viên mà tổ chức, doanh nghiệp đó cho là có khả năng hoàn thành tốt công việc như tính linh hoạt, thông minh...Mỗi phòng ban, bộ phận của tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể có thêm các tiêu chuẩn riêng đối với các nhân viên, đặc thù cho bộ phận mình. Ví dụ, nhiều phòng ban muốn các nhân viên phải cởi mở, chan hòa, thân thiện, biết quan tâm, giúp đỡ người khác...Những tiêu chuẩn này thường được hiểu ngầm, không viết thành văn bản và thường chỉ thể hiện rõ thông qua nội dung, cách thức đánh giá ứng viên trong phỏng vấn tuyển chọn. Các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn cá nhân và tiêu chuẩn của doanh nghiệp sẽ được giới thiệu với các vị lãnh đạo phụ trách bộ phận ứng viên xin việc. Ứng viên sẽ được tuyển nếu họ đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của bộ phận đó.
2. Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ nên được tiến hành trước khi quyết định nhận hồ sơ của ứng viên. Chúng ta không nên phát hồ sơ trước mà chỉ những ứng viên nào đạt yêu cầu ở vòng sơ bộ này mới được phát hồ sơ để điền các thông tin cần thiết vào, các hồ sơ này mới được xem là hợp lệ và sau đó được công ty nhận lại để nghiên cứu.
Mục đích của phỏng vấn sơ bộ là tạo cơ hội cho các ứng viên tiếp xúc với những người đại diện của công ty qua đó mà tìm hiểu các thông tin cần thiết giúp cho họ có được quyết định chính xác trong việc có nên nạp đơn thi tuyển vào công ty hay không. Mặt khác phỏng vấn sơ bộ cũng giúp cho công ty có điều kiện sơ bộ đánh giá về ứng viên như hình dáng bên ngoài, khả năng giao tiếp, tuổi tác, giới tính... nhờ đó mà có thể loại bớt một số ứng viên không đủ tiêu chuẩn ngay từ đầu mà không cần phải qua xét hồ sơ hay thi tuyển. Ngoài ra việc phỏng vấn này còn có cơ hội để công ty thông báo chính thức cho những người dự tuyển nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thi tuyển để họ nắm được và có sự chuẩn bị cần thiết trước, đảm bảo tính công bằng và khách quan. Phỏng vấn sơ bộ chỉ nên kéo dài 5-10 phút cho mỗi lượt ứng viên. Buổi phỏng vấn này cần được quan tâm tổ chức thật chu đáo vì một mặt nó là dịp để công ty tự quảng cáo cho mình, mặt khác nó có tác dụng tạo ra tâm lý tin tưởng ở người xin việc vào công ty, giúp cho họ an tâm làm việc sau này.
3. Nghiên cứu hồ sơ
hể là do người xin việc phải tự tay viết ra theo hướng dẫn)
Bản khai lý lịch có chứng thực của cơ quan thẩm quyền trong đó có các nội dung: Tên tuổi, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, trú quán, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, quá trình học tập công tác, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân gia đình, tình trạng sức khỏe, tình trạng nghĩa vụ quân sự…
Giấy chứng nhận sức khỏe do y, bác sĩ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật.
Đối với các công ty liên doanh hoặc các doanh nghiệp của nước ngoài đang hoạt động ở Việt nam hiện nay, trong đơn xin việc thường có yêu cầu trình bày chi tiết về:
Các công việc, kinh nghiệm công tác, các chức vụ và thành tích đã đạt được trước đây. Các khóa đào tạo, huấn luyện đã tham gia, nội dung và kết quả đào tạo.
Thường thì mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có bộ hồ sơ mẫu riêng cho từng loại nhu cầu tuyển chọn nhân viên vào các chức vụ, công việc khác nhau như: công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên hành chính, cán bộ chuyên môn, quản lý...
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, các chuyên gia nhân sự cần ghi lại các thông tin chủ yếu về ứng viên bao gồm:
Học vấn, kinh nghiệm, các quá trình công tác.
Khả năng tri thức.
Sức khỏe.
Mức độ lành nghề, sự khéo léo về tay chân. Tính tình, đạo đức, tình cảm, nguyện vọng...
Căn cứ vào các thông tin trên, người tuyển chọn có thể loại bớt một số ứng viên hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chuẩn công việc, không cần phải làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển dụng, nhờ đó mà có thể giảm bớt chi phí tuyển dụng cho doanh nghiệp.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Nội dung tiến trình tuyển chọn nhân viên về đặc điểm và nội dung của chuẩn bị tuyển chọn nhân viên, nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn sơ bộ..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Nội dung tiến trình tuyển chọn nhân viên. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.