So sánh bảng lương vị trí việc làm từ 1.7 và lương theo Nghị định 204
Khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024, thu nhập sẽ có sự thay đổi. Và điều mà nhiều người quan tâm là mức lương trước và sau 01/7/2024 khác nhau thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết này để có thể so sánh bảng lương vị trí việc làm từ 1.7 và lương theo Nghị định 204.
So sánh bảng lương trước và sau 01/7/2024
Cải cách tiền lương từ 1.7.2024 sẽ xây dựng 2 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Còn hiện tại, công chức, viên chức đang được áp dụng 5 bảng lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có giải thích đối với công chức, vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Còn đối với viên chức, vị trí việc làm theo Khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức 2010 là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Từ các quy định trên có thể hiểu, bảng lương theo vị trí việc làm là bảng lương căn cứ vào từng chức danh, chức vụ của công chức, viên chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng.
I. Bảng lương năm 2024
1. Về bảng lương theo vị trí việc làm từ ngày 1.7:
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó, chốt ngày 1.7.2024 sẽ tiến hành thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 tiến hành bãi bỏ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Từ đó, Nghị quyết 27 thiết kế cơ cấu tiền lương mới của công chức, viên chức như sau:
Lương = 70% lương cơ bản + 30% phụ cấp + 10% tiền thưởng.
Từ 1.7.2024 sẽ xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo bằng số tiền cụ thể, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
2 bảng lương mới gồm: 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Như vậy, có thể thấy cải cách tiền lương từ 1.7.2024 sẽ xây dựng 02 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống 5 bảng lương hiện hành của công chức viên chức.
2. Bảng lương đang được áp dụng
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì công chức, viên chức hiện nay đang được áp dụng 5 bảng lương:
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được tính bằng công thức sau: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
Ví dụ, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2,34.
Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương nhận được là 4.212.000 đồng/tháng.
II. So sánh lương cao nhất, thấp nhất trước và sau 01/7/2024
1. Mức lương cao nhất trước và sau 01/7/20241.1 Trước khi cải cách tiền lương
Trước 01/7/2024, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo hệ số và mức lương cơ sở. Cụ thể:
Lương công chức = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương được quy định tại phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP cố định tại Bảng số 1 về bảng lương của chuyên viên cao cấp và bảng số 2 là bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
- Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng áp dụng từ nay đến hết 30/6/2024 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP từ 01/7/2023 trở đi.
Do đó, căn cứ phụ lục là bảng hệ số lương công chức tại Nghị định 204, mức lương cao nhất của công chức là của chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo trong các lĩnh vực gồm chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật với hệ số lương 10,0 tương đương 18,0 triệu đồng/tháng.
Căn cứ tinh thần về việc cải cách tiền lương của Nghị quyết 27 năm 2018, không có quy định cụ thể về mức lương cao nhất của công chức sau khi cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, theo Trang Thông tin Chính phủ, chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng lương từ bậc 1 đến 10 bậc với hệ số 2,34 hiện nay lên hệ số từ 1 đến 12 và bắt đầu với hệ số 2,68.
Theo đó, khi cải cách tiền lương, mức lương cao nhất của công chức có thể lên đến 12, do đó dự kiến số tiền lương cao nhất cũng cao hơn con số 18,0 triệu đồng/tháng như hiện nay.
Ngoài ra, bên cạnh tiền lương cơ bản, công chức còn được hưởng thêm tiền thưởng chiếm 10% tổng quỹ lương và không bao gồm trong 30% phụ cấp. Do đó, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương của công chức có thể tăng lên rất nhiều.
2. Mức lương thấp nhất trước và sau 01/7/2024Tương tự như mức lương cao nhất, mức lương thấp nhất của công chức trước và sau 01/7/2024 cũng có nhiều sự khau nhau. Cụ thể:
2.1 Trước khi cải cách tiền lươngTương tự như mức lương cao nhất trước khi cải cách tiền lương thì mức lương thấp nhất của công chức trước thời điểm cải cách là 01/7/2024 cũng áp dụng theo các bảng hệ số lương được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP áp dụng cho công chức nhân với mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
Trong đó, căn cứ hệ số lương của công chức, đối tượng có hệ số lương thấp nhất là 1,35 tương ứng sẽ có mức lương thấp nhất trước khi cải cách tiền lương là 2,43 triệu đồng/tháng.
Mức lương này áp dụng với công chức nhóm 3 loại C3 tức là ngạch kế toán viên sơ cấp và nhân viên bảo vệ kho dự trữ. Tuy nhiên, ngạch kế toán viên sơ cấp hiện đã không còn được quy định trong các Thông tư về kế toán của Bộ Tài chính (hiện đã hết hiệu lực) và từ 01/01/2020 đã không còn tuyển dụng ngạch kế toán viên sơ cấp nữa.
Do đó, mức lương thấp nhất của công chức trước ngày 01/7/2024 là lương của công chức là nhân viên bảo vệ kho dự trữ.
2.2 Sau khi cải cách tiền lươngHiện nay, chính sách cải cách tiền lương mới được đề cập đến tại Nghị quyết 27 năm 2018 với mục tiêu:
- Năm đầu tiên tức năm 2021 theo Nghị quyết: Tiền lương thấp nhất của công chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Năm thứ ba tức năm 2025: Tiền lương thấp nhất của công chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Năm thứ 9 tức năm 2030 theo Nghị quyết 27, mức lương thấp nhất của công chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do năm 2021 không thực hiện cải cách tiền lương mà Quốc hội chốt từ 01/7/2024 nên thời điểm thực hiện đã bị lùi lại 03 năm. Do đó, tương ứng với lộ trình nêu trên thì mức lương thấp nhất của công chức sau cải cách tiền lương sẽ lần lượt là:
Tiền lương thấp nhất của công chức đầu tiên sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp sau đó cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp và cuối cùng là bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Mới đây, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt đề xuất trình Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng dự kiến từ 01/7/2024 (dự kiến tăng 6% so với hiện nay). Do đó, mức lương tối thiểu vùng như sau:
Vùng | Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | ||||
Hiện nay | 4.680.000 | 4.160.000 | 3.640.000 | 3.250.000 |
Đề xuất | 4.960.000 | 4.410.000 | 3.860.000 | 3.450.000 |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) | ||||
Hiện nay | 22.500 | 20.000 | 17.500 | 15.600 |
Đề xuất | 23.800 | 21.200 | 18.600 | 16.600 |
Do đó, căn cứ số tiền này, rất có thể tiền lương thấp nhất của công chức sau cải cách tiền lương sẽ căn cứ vào số tiền cụ thể này.