Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Giải Tập bản đồ Địa lí 10
Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 20: Lớp vỏ địa lí - Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí với các bài tập bản đồ được giải chi tiết cùng cách trình bày khoa học hỗ trợ quá trình dạy và học môn Địa lý lớp 10.
Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật trên Trái Đất
Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Câu 1: Dựa vào nội dung bài học trong SGK, em hãy điền chú giải vào chỗ chấm (...) của hình dưới đây để thuyết minh cho sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất.
Trả lời:
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là gì?
Trả lời:
Nguyên nhân cơ bản của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là: do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 3: Vì sao con người phải nghiên cứu kĩ và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng?
Trả lời:
Vì: Trên bất cứ một lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Sự tác động của con người vào bất cứ một thành phần nào sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cảnh quan tự nhiên xung quanh. Thậm chí có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực trái với ý muốn của con người.
Câu 4: Trong trường hợp con người cần xây dựng một đập nước ở trên sông để làm nhà máy thủy điện, theo em cần phải chú ý đến những vấn đề gì?
Trả lời:
Trong trường hợp con người cần xây dựng một đập nước ở trên sông để làm nhà máy thủy điện, cần phải chú ý đến những vấn đề:
- Sự thay đổi dòng chảy và chế độ dòng chảy.
- Sự thay đổi về địa hình khu vực ngăn đập.
- Các loài sinh vật thủy sinh trong dòng nước.
- Diện tích rừng, đất bị ngập nước khi ngăn đập,...