Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
Tính chất hóa học chung của kim loại là
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp thắc mắc câu hỏi liên quan đến nội dung bài học tính chất hóa học của kim loại. Cũng như từ đó củng cố nâng cao kiến thức cho bạn đọc. Vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa.
B. tính axit.
C. tính bazo.
D. tính khử.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation nên tính chất hóa học đặc trừng của kim loại là tính khử.
Đáp án D.
Tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với phi kim
1.1. Với oxi
Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.
3Fe + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4
Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi
1.2. Với lưu huỳnh
Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua (=S)
2Al + 2S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2S3
1.3. Phản ứng với clo
Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua (-Cl)
2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3
2. Tác dụng với axit
- Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
- Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.
Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau
M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí
M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước
Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
4. Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.
R + nH2O → H2 + R(OH)n
Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?
A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4
B. BaCl2, NaCl và Cu(NO3)2
C. BaCl2, NaNO3 và FeCl3
D. Ba(NO3)2, FeCl2 và CuSO4
Câu 2. Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng
A. Al, Fe và Cu
B. Al, Zn và Fe
C. Zn, Cu và Ag
D. Zn, Al và Cu
Câu 3. Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
A. Na, Fe, K
B. Na, K, Li
C. Na, Li, Mg
D. Na, li, Fe
Câu 4. Ngâm một thanh Cu vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch A. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch A thu được dung dịch B và chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Z có chứa chất nào sau đây?
A. Fe
B. Fe, Cu
C. Cu, Ag.
D. Fe, Cu, Ag
Các phản ứng xảy ra:
Cu (dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2+ Cu
Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.
Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tính oxi hóa của ion kim loại giảm dần.
B. Hợp kim là hợp chất của một kim loại với kim loại khác hoặc phi kim.
C. Cặp oxi hóa của kim loại là dạng oxi hóa/dạng khử của 2 kim loại.
D. Kim loại có mặt ở tất cả các nhóm B và từ nhóm IA đến nhóm VIA.
A sai vì dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần.
B sai vì hợp kim không phải "hợp chất" mà là "hỗn hợp".
C sai vì cặp oxi hóa của kim loại là dạng oxi hóa/dạng khử của 1 kim loại.
D đúng, kim loại có mặt ở tất cả các nhóm B và từ nhóm IA đến nhóm VIA.
Câu 6. Trong các nhận định sau, nhận định nào là đúng?
A. Kim loại có khả năng nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.
B. Bán kính của nguyên tử kim loại bé hơn so với bán kính của nguyên tử phi kim trong cùng một chu kì
C. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim sẽ ít hơn số electron lớp ngoài cùng của kim loại
D. Độ âm điện của nguyên tử phi kim thường bé hơn nguyên tử kim loại
Kim loại có khả năng nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.
Câu 7. Tính chất vật lý chung của kim loại là:
A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.
Tính chất vật lý chung của kim loại là: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
Câu 8. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Kim loại có khả năng nhường electron tốt hơn rất nhiều so với phi kim
B. Bán kính của nguyên tử kim loại bé hơn so với bán kính của nguyên tử phi kim trong cùng một chu kì
C. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim sẽ ít hơn số electron lớp ngoài cùng của kim loại
D. Độ âm điện của nguyên tử phi kim thường bé hơn nguyên tử kim loại
Vì trong 1 chu kì, kim loại có độ âm điện nhỏ hơn phi kim => nguyên tử kim loại thường có khả năng nhường electron tốt hơn rất nhiều so với phi kim
Câu 9. Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.
Kim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. Các tính chất vật lí này đều do electron tự do gây ra.
Câu 10. Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
B sai vì theo chiều giảm dần tính dẫn điện là: Ag > Cu > Au > Al > Fe nên Ag mới là kim loại dẫn điện tốt nhất
..............................
VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.