Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Câu 1. Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là, công dân có quyền kinh doanh

  1. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
  2. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích.
  3. ở bất cứ địa điểm nào.
  4. vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Câu 2. Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp?

  1. Cán bộ, công chức nhà nước.
  2. Người đang không có việc làm.
  3. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.
  4. Sinh viên.

Câu 3. Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là :

  1. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có hoạt động kinh doanh.
  2. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
  3. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào.
  4. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Câu 4. Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?

  1. Nộp thuế đầy đủ.
  2. Bảo vệ môi trường.
  3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  4. Bảo vệ tài nguyên.

Câu 5. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là

  1. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  2. giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
  3. đảm bảo tăng trưởng kinh tế đất nước.
  4. phòng, chống buôn bán ma túy.

Câu 6. Ở nước ta hiện nay, chủ thể nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp?

  1. Người chưa thành niên.
  2. Tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  3. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Người đang chấp hành hình phạt tù.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

  1. Nộp thuế đầy đủ.
  2. Công khai thu nhập trên báo chí.
  3. Bảo vệ môi trường.
  4. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

Câu 8. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào nội dung nào dưới đây?

  1. Uy tín người đứng đầu doanh nghiệp.
  2. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
  3. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  4. Chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 9. Pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội quy định về

  1. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội.
  2. phòng, chống thiên tai.
  3. thúc đẩy phát triển dân số.
  4. phòng, chống nạn thất nghiệp.

Câu 10. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có

  1. bài trừ nạn ma túy, mại dâm.
  2. bài trừ nạn hút thuốc lá.
  3. cấm uống rượu.
  4. hạn chế chơi game.

Câu 11. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

  1. mọi tổ chức, cá nhân.
  2. riêng cán bộ kiểm lâm.
  3. riêng cán bộ, công chức nhà nước.
  4. mọi người quan tâm.

Câu 12. Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?

  1. Đủ 17 tuổi. B. Đủ 18 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 20 tuổi.

Câu 13. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi?

  1. 25 tuổi. B. 27 tuổi. C. 28 tuổi. D. 30 tuổi.

Câu 14. Anh Kh. có ý định mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật. Anh Kh. cần có hoặc không cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở cửa hàng?

  1. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Y.
  2. Không cần bằng cấp nào nữa.
  3. Cần có bằng tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp.
  4. Cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức bất kỳ.

Câu 15. Đ bị Công an bắt vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Hành vi của Đ đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

  1. Phòng, chống tội phạm.
  2. Kinh doanh trái phép.
  3. Phòng, chống ma túy.
  4. Tàng trữ ma túy.

Câu 16. C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

  1. Phòng, chống tội phạm.
  2. Kinh doanh trái phép.
  3. Phòng, chống ma túy.
  4. Tàng trữ ma túy.

Câu 17. Công ty A kinh doanh có hiệu quả, nhưng thường xuyên kê khai thuế không đúng với số liệu trên thực tế. Công ty A đã vi phạm

  1. trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh.
  2. quan tâm của người kinh doanh.
  3. nghĩa vụ của người kinh doanh.
  4. nghĩa vụ của công dân.

Câu 18. Công ty A ở tỉnh Cao Bằng và Công ty B ở tỉnh Hải Dương cùng sản xuất vở học sinh, nhưng Công ty A chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau?

  1. Lợi nhuận thu được.
  2. Quan hệ quen biết.
  3. Địa bàn kinh doanh.
  4. Khả năng kinh doanh.

Câu 19. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng ký doanh nghiệp từ chối. Theo em, trong các lý do dưới đây, lý do từ chối nào của cơ quan đăng ký kinh doanh là đúng pháp luật?

  1. L mới học xong Trung học phổ thông.
  2. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
  3. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.
  4. L chưa nộp thuế.

Câu 20. Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông N là trái pháp luật về

  1. bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.
  2. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  3. bảo vệ và phát triển rừng.
  4. bảo vệ nguồn lợi rừng.

Câu 21. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, anh M có ý định mở Văn phòng Luật sư. Anh M cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở Văn phòng Luật sư?

  1. Bằng thạc sĩ Luật.
  2. Không cần bằng cấp nào nữa.
  3. Chứng chỉ hành nghề luật sư.
  4. Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm luật sư.

Câu 22. Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về học sinh đang học lớp 12 có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  1. Học sinh lớp 12 không phải đăng ký.
  2. Học sinh, sinh viên không phải đăng ký.
  3. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng ký.
  4. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây là một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh?

  1. Bảo vệ môi trường.
  2. Giữ gìn trật tự khu dân cư.
  3. Đảm bảo an ninh xã hội.
  4. Phòng chống buôn bán ma túy.

Câu 24. Cơ sở sản xuất nước mắm T sản xuất nước chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sản xuất hoàn hoàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở chợ. Hành vi này đã xâm phạm tới

  1. quy trình sản xuất kinh doanh.
  2. công thức sản xuất nước mắm.
  3. pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  4. pháp luật về cạnh tranh.

Câu 25. Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của công ty F là

  1. phòng chống sự cố môi trường.
  2. ứng phó sự cố môi trường.
  3. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
  4. đánh giá thiệt hại môi trường.

Câu 26. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của

  1. mọi công dân.
  2. riêng cán bộ ngành Tài nguyên, môi trường.
  3. riêng cán bộ công chức nhà nước.
  4. riêng cán bộ được giao nhiệm vụ.

Câu 27. Trong quá trình sản xuất, Nhà máy sản xuất phân bón K đã xả chất thải chưa qua xử lý nên đã gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Trong trường hợp này, Nhà máy sản xuất phân bón K đã vi phạm pháp luật gì trong sản xuất kinh doanh?

  1. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
  2. Bảo vệ người tiêu dùng.
  3. Bảo vệ môi trường.
  4. Bảo vệ không khí.

Câu 28. Công ty A và công ty B sản xuất hai mặt hàng khác nhau nên phải đóng thuế với mức thuế khác nhau. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau?

  1. Lợi nhuận kinh doanh.
  2. Sản lượng hàng hóa.
  3. Ngành nghề kinh doanh.
  4. Khả năng kinh doanh.

Câu 29. Trong quá trình sản xuất mì chính, Công ty B đã trộn nhiều hàn the quá mức cho phép. Hành vi này của cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới

  1. quy trình sản xuất kinh doanh.
  2. công thức sản xuất mì chính.
  3. pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  4. pháp luật về cạnh tranh.

Đáp án trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

1 -A

2 -A

3 -A

4 -A

5 -A

6 -B

7 -B

8 -B

9 -A

10 -A

11 -A

12 -A

13 -B

14 -C

15 -C

16 -C

17 -C

18 -C

19 -C

20 -C

21 -C

22 -C

23 -A

24 -C

25 -C

26 -A

27 -C

28 -C

29 -C

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm