Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 58

VnDoc xin giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 58: Thuế máu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 8: Thuế máu

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào?

A. Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế.

B. Thời kì Bác hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

C. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp.

D. Thời kì Bác lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2: Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương thứ mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp?

A. Chương I B. Chương II C. Chương III D. Chương IV

Câu 3: Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng gì?

A. Tiếng Trung B. Tiếng Việt C. Tiếng Pháp D. Tiếng Nga

Câu 4: Nội dung chủ yếu của bản án chế độ thực dân Pháp là gì?

A. Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá,...

B. Thể hiện tình cảm tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở các xứ thuộc địa trên thế giới.

C. Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập.

D. Gồm ý A, B, C.

Câu 5: Nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa?

A. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới.

B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

C. Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn.

D. Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ tốt hơn nữa.

Câu 6: Cụm từ “cuộc chiến tranh vui tươi" mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong đoạn trích thuế máu nói về cuộc chiến tranh nào?

A. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

B. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

C. Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (Đức) (1870 - 1871)

D. Cuộc Chiến tranh mà pháp tiến hành để mở rộng thuộc địa

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu “ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu", những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa"?

A. Giọng lạnh lùng, cay độc.

B. Giọng đay nghiến, cay nghiệt.

C. Giọng mỉa mai, châm biếm.

D. giọng thân tình, suồng sã.

Câu 8: Nội dung chính của câu văn sau là gì?

“Nhưng họ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của ho, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu"

(Thuế máu)

A. Thể hiện nỗi buồn của những người dân tộc thuộc địa khi phải xa lìa vợ con để ra mặt trận.

B. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bọn thực dân đẩy ra thuộc địa.

C. Thể hiện sự đối xử tàn tệ của bọn thực dân đối với những người dân thuộc địa.

D. Thể hiện số phận bi thảm của những người dân thuộc địa ở địa phương.

Câu 9: Theo lời tổng kết của tác giả “Bản án chế độ thực dân Pháp”, có bao nhiêu người dân thuộc địa đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa đó?

A. 70 vạn người B. 9 vạn người C. 10 vạn người D. 8 vạn người

Câu 10: Đoạn văn sau thể hiện phương thức biểu đạt gì?

Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị "chúa tỉnh" - mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh" - ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời gian dài nhất định phải nộp cho đủ số người nhất định. bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu Đ thì các ông tướng thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.

(Thuế máu)

A. Phương thức nghị luận + tự sự.

B. Phương thức nghị luận + thuyết minh.

C. Phương thức nghị luận + miêu tả.

D. Phương thức miêu tả + tự sự.

Câu 11: Ý nào dưới đây không thể hiện hành động trốn tránh và chống đối việc phải "đi lính tình nguyện" của những người dân thuộc địa?

A. [...] bước chân vào trại lính là họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát.

B. Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu, thì tìm cách làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất.

C. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài gòn, ở Biên Hòa và ở nhiều nơi khác nữa...

D. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".

Câu 12: Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc như thế nào?

A. Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn và đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa.

B. Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn.

C. Đối xử tàn tệ đối với những người dân thuộc địa.

D. Nồng nhiệt chào đón họ trở về.

Câu 13: Có thể thay từ "bỏ xác" trong câu "một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng" bằng từ nào?

A. Hi sinh. B. Từ trần. C. Bỏ mạng. D. Qua đời.

Câu 14: Nghĩa của từ "tấp nập" là gì?

A. Gợi tả tình trạng lộn xộn, ồn ào, không ổn định, không yên.

B. Gợi tả quang cảnh đông người hoạt động qua lại nhộn nhịp.

C. Tỏ ra hăm hở, phấn khởi cùng đua nhau làm một việc gì.

D. Có những cử chỉ, điệu bộ tỏ ra muốn làm ngay một điều gì đó.

Câu 15: Có thể thay thế từ "tấp nập" trong câu "Các bạn đã tấp nập đầu quân" bằng từ nào?

A. Tất bật. B. Huyên náo. C. Tấp tểnh. D. Nô nức.

Câu 16: Những tư liệu tác giả đưa ra trong đoạn trích Thuế máu có tính chất như thế nào?

A. Phong phú. B. Xác thực. C. Cụ thể. D. Cả A, B, C.

Câu 17: Sự ra đời của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” có tác dụng như thế nào?

A. Đã giải phóng các dân tộc bị áp bức ra khỏi “gông xiềng” của chủ nghĩa thực dân.

B. Khơi dậy ý chí đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, đồng thời tạo nên một làn sóng đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.

C. Giáng đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, đồng thời vạch ra con đường cách mạng và tương lai cho các dân tộc bị áp bức.

D. Làm cho bọn thực dân khiếp sợ và không dám tiếp tục bóc lột nhân dân các thuộc địa.

Câu 18: Theo Nguyễn Ái Quốc, nguyên nhân chính của việc bọn quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với dân thuộc địa là gì?

A. Vì chính quyền thuộc địa có chủ trương mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân thuộc địa.

B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

C. Vì chính quyền thuộc địa hực hiện một chính sách cai trị hoàn toàn khác với trước đó.

D. Vì chính quyền thuộc địa, những người dân thuộc địa sẽ đứng lên chống lại chúng.

Câu 19: Giọng điệu chủ yếu trong đoạn trích “Thuế máu” là gì?

A. Giọng điệu vừa đanh thép, vừa mỉa mai chua chát.

B. Giọng điệu biểu cảm, giàu hình tượng.

C. Giọng điệu tán dương và tâng bốc.

D. Giọng điệu hùng hồn, giàu sức thuyết phục.

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 58: Thuế máu gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn được gửi gắm vào tác phẩm Thuế máu...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 58: Thuế máu cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 8, Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn Văn 8, Văn mẫu lớp 8, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8, Giải vở bài tập Ngữ Văn 8. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
4 110
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Ngữ Văn 8

Xem thêm