Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ Văn 12

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ Văn 12 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ giải thích nhan đề một số tác phẩm văn thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1: Ý nghĩa nhan đề "Vi hành"

- Theo nguyên văn tiếng Pháp, Truyện ngắn này có tên là Incognito có nghĩa là ngầm, lén, bí mật, ẩn danh thể hiện sự lén lút, ám muội.

- Năm 1922 thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Macxây đây là thủ đoạn chính trị nhằm lừa gạt nhân dân Pháp và vuốt ve Khải Định

- Tên đầu đề có ý nghĩa châm biếm Khải Định và thực dân Pháp. Bút pháp này xuyên suốt tác phẩm.

2: Ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt"

- "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân viết về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám được rút ra từ tập truyện "Con chó xấu xí"

- "Vợ nhặt" gợi lại hiện thực nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, thấy được sự tàn bạo của chế độ thực dân, phát xít, thấy giá trị con người rẻ rúng - người ta có thể nhặt được như cọng rơm, cọng rác ngoài đường.

- Thấy được giá trị nhân đạo của tác phẩm.

“Vợ nhặt” cũng là một nhan đề độc đáo. “Vợ nhặt” nghĩa là gì? Sao tác giả không gọi là “Nhặt vợ”? Cái khác biệt là ở chỗ: “nhặt vợ” là một động từ, còn “vợ nhặt” là một danh từ, chỉ một “loại” vợ (bên cạnh các “loại” vợ khác như: vợ đẹp, vợ trẻ, vợ ở quê…chẳng hạn). Và đọc xong tác phẩm, người đọc mới thấy hết được tính chất vừa hài hước, vừa xót xa, bi thảm trong cái nhan đề ấy.

3: Ý nghĩa hình tượng "con tàu" và địa danh "Tây Bắc" trong bài "Tiếng hát con tàu "của Chế Lan Viên.

- Ý nghĩa hình ảnh "con tàu":

+ Chế Lan Viên viết bài thơ "Tiếng hát con tàu" vào thời điểm miền Bắc đang diễn ra cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở vùng cao Tây Bắc. Bài thơ được in trong tâp "Ánh sáng và phù sa" (1960).

+ Hình ảnh "con tàu" gợi nghĩ đến những chuyến đi xa. Nhưng thực chất lúc đó chưa có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Do vậy hình ảnh "con tàu" trong bài thơ chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng: nó tượng trưng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, khát vọng hoà nhập vào cuộc sổng rộng lớn của dất nước, nhân dân. Đó chính là con tàu tâm tưởng của khát vọng khám phá và sáng tạo.

- Ý nghĩa địa danh "Tây Bắc":

+ Tây Bắc là tên gọi một vùng cao phía tây đất nước, nơi hướng tới của bao người đi xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958-1960.

+ Con tàu tâm tưởng của hồn thơ Chế Lan Viên hướng đến Tây Bắc, nhưng có riêng gì Tây Bắc bởi vì ngoài nghĩa cụ thể về một miền đất, Tây Bắc còn gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tìnhcủa nhân dân, nơi ghi khắc kỉ niệm của đời người trải qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi mọi người đi tới. "Tây Bắc" chính là Tổ quốc, là hiện thực cuộc sống, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

4: Ý nghĩa nhan đề "Rừng xà nu"

- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạovà dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.

- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô man .

- Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô man.

5: Ý nhĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.

- Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm- một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thiện. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mỹ mà chiêm nghiệm nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc... và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đệp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm...đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.

6: Ý nghĩa nhan đề "Thuốc"

- Thuốc dùng để chữa bệnh lao theo quan niệm mê muội của người Trung Quốc thời bấy giờ.

- Thuốc còn là thứ thuốc giết người. Từ đó dùng để chữa căn bệnh mê muội, tê liệt của người Trung Quốc.

- Thuốc còn là thứ thuốc chữa căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng đi tiên phong.

=> Phanh phui căn bệnh tinh thần ở mọi người, lưu ý họ tìm phương thuốc khác để chữa căn bệnh tinh thần ấy cho quốc dân.

7: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

- Cuộc sống con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Không thể lắp ghép khập khiễng hòng tạo nên những giá trị đích thực của cuộc sống.

- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

8: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Số phận con người” của Sô- lô- khốp.

*Ý nghĩa tư tưởng:

- Khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến của nhân dân Nga nói chung trong sự nghiệp bảo vệ xây dựng tổ quốc, đồng thời thể hiện lòng khâm phục và tin tưởng vào tính cách Nga kiên cường và nhân hậu, đồng cảm trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc.

- Tác giả biểu dương, ca ngợi khí phách anh hùng của nhân dân, vừa tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ.

- Thông qua tác phẩm, Sô - lô- khốp muốn nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người. Ông khẳng định nhân dân tạo nên lịc sử, song cũng nhấn mạnh lịch sử phải có trách nhiệm trước mỗi cá nhân...

- Tác phẩm ca ngợi tính cách Nga, ngợi ca con người yêu nước có ý chí kiên cường, có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Nhân vật trung tâm là người lính dũng cảm trong chiến đấu trước kẻ thù, một người lao động có trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường trong cuộc sống đời thường.

- Đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ qua lại với dân tộc, nhân dân, thời đại, gia đình... nhà văn nâng nhân vật lên tầm vóc sử thi. Nhân vật chính vừa là biểu tượng của nhân Liên Xô, vừa là một số phận cá nhân với những cảnh ngộ, những sự từng trải và bước đường đời riêng.

- Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian. Truyện viết theo kiểu truyện trong truyện. Tác phẩm có hai người kể chuyện: Người kể chuyện – tác giả và người kể chuyện – nhân vật; Điểm nhìn của Xô- cô -lốp về cơ bản trùng với điểm nhìn của tác giả. Sô- lô- khốp tạo được nhiều tình huống nghệ thuật đặc sắc để thử thách, khám phá chiều sâu tính cách Nga, con người Nga. Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề bộc lộ cái tôi nhân hậu, lạc quan tin tưởng.

9: Ý nghĩa của biểu tượng đoạn trích “Ông già và biển cả” của Hê- minh – uê

- Nhân vật ông lão là một biểu tượng về con người, một kiểu người anh hùng dũng cảm đấu tranh, luôn theo đuổi một khát vọng, nhưng cũng tỉnh táo ý thức được giới hạn của mình.

- Ý nghĩa đoạn trích:

+ Phần nổi của đoạn trích: miêu tả cuộc săn bắt có một không hai

+ Phần chìm: Ông lão là hình ảnh người lao động có khát vọng đẹp. Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn là biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người.

10. Ý nghĩa nhan đề "Vợ chồng A Phủ"

“Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) cũng là một nhan đề có vẻ bình thường. Song thực ra không phải là không có gì để khai thác: Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt, họ đã đến với nhau và trở thành “Vợ chồng A Phủ”, quá trình trở thành “vợ chồng” của họ là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng; hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của thống lý Pá Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc bền vững cho họ; điều ấy lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng.

11. Ý nghĩa nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc đã mê ngay từ cái nhan đề. Đó là một nỗi niềm, một sự vương vấn, một cảm xúc bâng khuâng…mang một vẻ đẹp đầy chất thơ. Với nỗi niềm mê say ấy, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến tận cùng của tri thức văn hóa và thẩm mĩ đã tạo nên dòng sông Hương, cái nôi của văn hóa Huế.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ Văn 12, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm