Bài tập Toán nâng cao lớp 3: Các số trong phạm vi 1000 phần 5
Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3: Các số trong phạm vi 1000 phần 5 bao gồm chi tiết các dạng toán có đáp án giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán nâng cao lớp 3, tự luyện tập các dạng bài tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới môn Toán lớp 3 và thi học sinh giỏi lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo chi tiết.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3: Các số trong phạm vi 1000 phần 5
A. Tóm tắt kiến thức Các số trong phạm vi 1000 phần 5
1. Cấu tạo số
- Kí hiệu abc là số tự nhiên có 3 chữ số (trong đó a≠ 0 và a, b, c là các chữ số)
- Trường hợp số tự nhiên có 3 chữ số ta có thể phân tích:
2. So sánh các số tự nhiên có ba chữ số
- Các số có 1 chữ số nhỏ hơn các số có 2 chữ số.
- Các số có 2 chữ số nhỏ hơn các số có 3 chữ số.
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng từ trái sang phải.
- Nếu hai chữ số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
B. Bài tập Các số trong phạm vi 1000 phần 5
Bài 1.
Tấm vải trắng dài 25m, tấm vải đỏ dài gấp 3 tấm vải trắng .
Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhiêu m?
Bài 2.
Cho dãy số: 0, 7, 14, ….
Hãy điền 3 số tiếp theo của dãy và giải thích tại sao lại điền như thế?
Bài 3.
Tìm một số, biết rằng nếu giảm số đó đi 3 lần, rồi lại tiếp tục giảm tiếp 5 lần thì được số mới bằng 1/2 số nhỏ nhất có hai chữ số.
Bài 4.
Cho dãy số sau: 1, 2, 4, 8, …
hãy điền 3 số liên tiếp của dãy và giải thích tại sao điền như thế?
Bài 5.
Cho dãy số sau: 2, 4, 6, 8, 10, 12,… Hỏi:
a) Số hạng thứ 20 là số nào?
b) Số 93 có ở trong dãy hay không? Tại sao?
Bài 6.
Hãy nêu quy luật viết các số trong dãy sau rồi viết tiếp 3 số nữa:
a) 1, 4, 7, 10,…
b) 45, 40, 35, 30,….
c) 1, 2, 4, 8, 16….
Bài 7.
Trong túi có ba loại bi: bi đỏ, bi vàng, bi xanh. Biết rằng số bi của cả túi nhiều hơn tổng số bi vàng và bi đỏ là 15 viên, số bi xanh ít hơn số bi vàng là 3 viên và nhều hơn số bi đỏ là 4 viên. Hỏi trong túi có tất cả bao nhiêu viên bi?
Bài 8.
Trong túi có 10 viên bi đỏ, 9 viên bi xanh, 11 viên bi vàng và 4 viên bi trắng. Hỏi không nhìn vào túi, phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có ít nhất 6 viên bi cùng một màu?
Bài 9.
Số điểm mười của bạn Bắc là số nhỏ nhất có hai chữ số. Số điểm mười của bạn nam là số chẵn có 2 chữ số. Biết rằng tổng số điểm mười của hai bạn là số lớn hơn 27 nhưng lại nhỏ hơn 30. Hỏi mỗi bạn có mấy điểm 10?
Bài 10.
An, Bình, Hòa được cô giáo cho một số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hòa 4 nhãn vở thì số nhãn vở của mỗi bạn đề bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?
Bài 11.
Hiện nay tuổi mẹ hơn tổng tuổi của Hạnh và Thanh là 10 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa tổng số tuổi của Thanh và Hạnh bằng tuổi mẹ?
C. Đáp án Bài tập Các số trong phạm vi 1000 phần 5
Bài 1.
Bài giải:
Tấm vải đỏ dài là:
25 × 3 = 75 (m)
Đáp số: 75 cm.
Bài 2.
Quan sát dãy số: 0, 7, 14, …. ta thấy:
các số hạng trong dãy, số liền sau hơn số liền trước 7 đơn vị, đó là quy luật viết tiếp của dãy số.
Vậy 3 số tiếp theo của dãy là: 21, 28, 35.
Bài 3
Số nhất có hai chữ số là 10, vậy 1/2 nhỏ nhất có hai chữ số là 10 : 2 = 5
Gọi số phải tìm là A, theo đề bài ta có:
(A : 3) : 5 = 5
A : 3 = 25
A = 3 x 25
A = 7
Vậy số phải tìm là 75.
Đáp số: 75
Bài 4.
Nhận xét: dãy số đã cho: 1; 2; 4; 8 có qui luật lấy số đứng trước nhân với 2 ta được số tiếp theo trong dãy
1 × 2 = 2
2 × 2 = 4
2 × 4 = 8
Nên các số tiếp theo là:
2 × 8 = 16
16 × 2 = 32
32 × 2 = 64
Đáp số: 16, 32, 64.
Bài 5.
a)
Dãy số trên là dãy số chẵn, số sau hơn số liền trước 2 đơn vị.
Vậy số hạng thứ 20 là số 40.
b)
Số 93 không thuộc dãy trên vì số 93 là số lẻ.
Bài 6.
a)
1, 4, 7, 10, ….
Quy luật của dãy số trên là số liền sau hơn số liền trước 3 đơn vị. Vậy ba số tiếp theo của dãy là 13, 16, 19.
Ta có dãy số: 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19
b)
45, 40, 35, 30,…
Quy luật của dãy số trên là số liền sau ít hơn số liền trước 5 đơn vị. Vậy 3 số liên tiếp theo của dãy là 25, 20, 15…
Ta có dãy số: 45, 40, 35, 30, 25, 20, 15.
c)
1, 2, 4, 8, 16,….
Quy luật của dãy số trên là số liền sau bằng 2 lần số liền trước. Vậy ba sô tiếp theo của dãy là 32, 64, 128
Ta có dãy số: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128.
Bài 7.
Tổng số bi của cả túi nhiều hơn số bi vàng và đỏ là 15 viên, vậy số bi xanh là 15 viên.
Số bi vàng là:
15 + 3 = 18 (viên)
Số bi đỏ là:
15 – 4 = 11 (viên)
Số bi có trong túi là:
15 + 18 + 11 = 44 (viên)
Đáp số 44 viên
Bài 8.
Nếu trong số bi lấy ra không có 6 viên bi cùng màu thì ta có số bi lấy ra nhiều nhất trong trường hợp sau:
5 viên bi đỏ, 5 viên bi xanh, 5 viên bi vàng và 4 viên bi trắng, tổng cộng là 19 viên bi. Vậy nếu lấy từ túi ra ít nhất 20 viên bi thì chắc chắn sẽ có ít nhất 6 viên bi cùng một màu.
Đáp số: phải lấy ra ít nhất 20 viên bi để chắc chắn có ít nhất 6 viên bi cùng một màu.
Bài 9.
Số điểm mười của Bắc là số nhỏ nhất có 2 chữ số, là số: 10.
Gọi x là số điểm 10 của Nam (x là số chẵn có hai chữ số).
Theo đề bài ta có:
27 < x + 10 < 30
Vậy x + 10 = 28 hoặc 29
Nếu x + 10 = 28
x = 28 – 10
x = 18
Nếu x + 10 = 29
x = 29 – 19
x = 19
Vì điểm 10 của Nam là số chẵn nên điểm 10 của Nam là 18.
Đáp số:
Điểm 10 của Bắc là 10
Điểm 10 của Nam là 18.
Bài 10.
Số nhãn vở lúc đầu của An là:
12 + 6 = 18 ( nhãn )
Số nhãn vở lúc đầu của Bình là:
12 + 4 - 6 = 10 ( nhãn )
Số nhãn vở lúc đầu của Hòa là:
12 - 4 = 8 ( nhãn )
Đáp số: An có 18 nhãn vở, Bình có 10 nhãn vở, Hòa có 8 nhãn vở.
Bài 11.
Mỗi năm số tuổi của Hạnh và Thanh tăng hơn tuổi của mẹ tăng là:
2 -1 = 1 (tuổi)
Sau tổng số tuổi của Hanh và Thanh bằng tuổi mẹ là:
10:1=10 (năm)
Đáp số: 10 năm
Đáp số: 10 năm.
……………………………………………………………………………….
Các bài tập ở nhà khác
- Đề cương ôn tập ở nhà lớp 3 môn Toán - Nghỉ do dịch Corona
- Đề cương ôn tập ở nhà lớp 3 môn Tiếng Việt - Nghỉ do dịch Corona
- Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 có đáp án - Nghỉ do dịch Corona (Từ 23/3 - 28/3)
- Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 16/3 đến 21/3)
- Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà Toán lớp 3 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 16/3 đến 21/3)
Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 3 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 16/3 đến 21/3) - Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 3 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 09/3 đến 15/3)
- Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Toán lớp 3 - Nghỉ do dịch Corona (cập nhật tháng 3)
- Bộ đề trắc nghiệm Toán lớp 3 - Ôn tập nghỉ dịch Covid-19 (Tuần từ 9/3 - 14/3)
- Bộ phiếu bài tập môn Toán lớp 3 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 09/3 đến 15/3)
- Bộ phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3 - Nghỉ dịch Covid-19 (từ 09/3 đến 15/3)
- Bộ phiếu ôn tập ở nhà lớp 3 (06 phiếu) - Nghỉ dịch Covid-19
- Tổng hợp bài tập tiếng Anh lớp 3 trong thời gian nghỉ dịch Corona
- Bộ đề ôn tập ở nhà Tiếng Việt lớp 3 - Nghỉ dịch Corona (từ 02/03 - 07/03)
- Bộ đề ôn tập ở nhà Toán lớp 3 - Nghỉ dịch Corona (từ 02/03 - 07/03)
- Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 3 - Nghỉ dịch Corona (từ 02/03 - 07/03)
- Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Corona các lớp Tiểu học
- Bài tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh lớp 3
- Bài ôn tập ở nhà nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Tiếng Việt lớp 3
- Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3 - Nghỉ do dịch Corona
- Phiếu bài tập tự ôn ở nhà môn Toán lớp 3 - Nghỉ do dịch Corona
Bên cạnh các bài toán nâng cao thì các em có thể luyện thêm cả các bài tập cơ bản: Bài tập Toán lớp 3: Luyện tập chung phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10000 là tài liệu ôn tập Chương 3 với các bài tập Toán lớp 3 cơ bản, giúp các em học sinh luyện tập các dạng Toán lớp 3 đạt kết quả tốt nhất, góp phần củng cố thêm kiến thức của các em nhé!
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bài tập Toán nâng cao lớp 3: Các số trong phạm vi 1000 phần 5. Ngoài Bài ôn tập trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.