Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá tư duy phần Khoa học - Số 11
ĐGNL năm 2025
Tìm hiểu thêmTặng thêm 15 ngày khi mua gói 4 tháng.

Trang 1 | 25
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá tư duy phần Khoa học
PHẦN TƯ DUY KHOA HỌC/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Đoạn văn 3:
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 6:
Tàu đệm từ hay xe điện đồng cực từ tính (Magnetic levitation transport) là một phương tiện
chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và chuyển động bởi lực từ hoặc lực điện từ.
Tàu đệm từ
Tàu đệm từ có thể đạt đến tốc độ ngang với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt hay phản lực;
tức là tới khoảng từ 500 đến 600 km/h. Bởi vì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường ray và
tàu, nên chỉ có lực ma sát giữa con tàu và không khí. Do đó, tàu đệm từ có khả năng di chuyển
với tốc độ rất cao, tiêu tốn ít năng lượng và có thể gây ra ít tiếng ồn.
Để tàu đạt được tốc độ cao như vậy, các tính toán phải đảm bảo đạt 3 yếu tố gồm: cơ chế nâng,
đẩy và dẫn lái để tàu không bay khỏi bề mặt đường ray.
Cơ chế đẩy: Tàu sử dụng loạt các cuộn dây nam châm điện đặt ở hai bên thành đường ray. Khi từ
trường của nam châm điện tương tác với từ trường của nam châm siêu dẫn đặt trên thành tàu sẽ
sản sinh ra lực đẩy. Khi các cực của hai nam châm cùng dấu sẽ tạo ra lực đẩy tàu hướng lên phía
trước.
Cơ chế nâng: Cơ chế này tương tự như cơ chế đẩy nhưng lực là lực nâng tàu lên. Tốc độ tàu càng
nhanh lực nâng lên càng lớn. Điều này có nghĩa là sẽ không còn lực nâng khi tàu dừng. Vì vậy, ở
tốc độ thấp, tàu đệm từ vẫn dùng bánh xe thông thường. Bánh xe sẽ được nâng lên khi tàu đạt tới
tốc độ tới hạn. Lực điện từ lúc này đủ mạnh để làm tàu bay trên đường ray giống như máy bay
cất cánh.

Trang 2 | 25
Dẫn lái: Có nhiệm vụ luôn làm tàu cân bằng, ổn định giữa các đường ray khi di chuyển. Các kỹ
sư cũng sử dụng nguyên lý các nam châm cùng cực thì hút nhau và trái cực thì đẩy nhau để đạt
được điều này.
Câu 63:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Đáy tàu đệm từ được làm từ
A. nhiều nam châm thông thường.
B. kim loại thông thường
C. vật liệu siêu dẫn.
D. sắt non.
Lời giải:
Đáp án C
Câu 64:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Tàu đệm từ có thể đạt tới tốc độ
A. trên 500 km/h.
B. từ 500 đến 600 km/h.
C. từ 400 đến 500 km/h.
D. trên 600 km/h.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 65:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Vì sao tàu đệm từ có thể di chuyển với tốc độ rất lớn?
A. Vì khối lượng của tàu không lớn.
B. Vì động cơ của tàu có công suất lớn.
C. Vì tàu không chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.
D. Vì không có lực ma sát giữa tàu và đường ray.
Lời giải:
Đáp án D

Trang 3 | 25
Câu 66:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Nam châm siêu dẫn đã tạo ra từ trường mạnh để giúp tàu đệm từ di chuyển với tốc độ cao. Hiện
tượng siêu dẫn là hiện tượng gì?
A. Điện trở của vật dẫn giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của nó nhỏ hơn giá trị nhiệt
độ tới hạn.
B. Điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
C. Điện trở của vật dẫn bằng không khi nhiệt độ bằng 0 (K).
D. Điện trở của vật dẫn giảm xuống rất nhỏ khi nhiệt độ của nó đạt giá trị đủ cao.
Lời giải:
Đáp án A
Câu 67:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Một đầu tàu đệm từ nặng 19 tấn chạy ổn định với vận tốc 540 km/h. Biết lực cản của không khí
được tính theo biểu thức: F = k.v2 với k = 0,5. Hỏi lực từ tổng hợp tác dụng lên đầu tàu là bao
nhiêu?
Trả lời: _______ N.
(Kết quả làm tròn đến số nguyên gần nhất)
Lời giải:
Đáp án đúng “190332”:
540 km/h = 150 m/s
Khi tàu chạy ổn định thì:
- Đoạn văn 4:
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa các đám mây và đất hay giữa các
đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi sét còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa
hay bão bụi.
Đề ôn thi đánh giá tư duy phần Khoa học
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá tư duy trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phần Khoa học - Số 11 có đáp án kèm theo là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi đánh giá tư duy sắp tới nhé. Bài viết gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm phần Khoa học. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.