Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá tư duy phần Khoa học - Số 8
ĐGNL năm 2025
Tìm hiểu thêmTặng thêm 15 ngày khi mua gói 4 tháng.

Trang 1 | 23
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá tư duy phần Khoa học
PHẦN TƯ DUY KHOA HỌC/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Đoạn văn 3:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6:
Thí nghiệm giao thoa 2 nguồn sáng kết hợp được bố trí như sau:
Trên màn quan sát E sẽ quan sát được một hệ vân sáng tối xen kẽ nhau.
Những vạch sáng là chỗ ánh sáng tăng cường lẫn nhau.
Thí nghiệm trên là thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, sơ đồ rút gọn được thể hiện như
sau:

Trang 2 | 23
a là khoảng cách giữa hai khe, D là khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát.
Khi đó khoảng vân i – khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) liên tiếp được xác định
bằng: . Trong đó λ là bước sóng của ánh sáng truyền đi.
Câu 65:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
- Khi dịch hai khe lại gần màn chắn thì khoảng vân sẽ _______
- Khi giảm khoảng cách hai khe thì khoảng vân sẽ _______
Lời giải:
Ta có khoảng vân được xác định bằng:
Ta thấy rằng:
- Khi dịch hai khe lại gần màn chắn thì khoảng vân sẽ giảm.
- Khi giảm khoảng cách hai khe thì khoảng vân sẽ tăng.
Câu 66:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Một trong hai khe hẹp được làm mờ sao cho nó chỉ truyền ánh sáng được bằng ½ cường độ sáng
của khe còn lại. Kết quả xảy ra là:
A. Vân giao thoa biến mất.
B. Vân giao thoa tối đi.
C. Vạch sáng trở nên sáng hơn và vạch tối thì tối hơn.
D. Vạch tối sáng hơn và vạch sáng tối hơn.

Trang 3 | 23
Lời giải:
Khi ta làm mờ một khe thì tại nơi giao thoa cực đại ánh sáng là giao thoa bởi hai ánh sáng khác
cường độ nên tối hơn, còn ở nơi giao thoa cực tiểu ánh sáng không bị triệt tiêu bởi ánh sáng có
các cường độ khác nhau do đó vạch tối sáng hơn. Chọn D.
Câu 67:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khi ta thay nguồn sáng đơn sắc có bước
sóng λ bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 1,2λ. Nếu khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe
đến màn quan sát giữ cố định, ta phải thay đổi khoảng cách giữa hai khe như thế nào để khoảng
vân lại có độ lớn như ban đầu?
A. tăng 1,2 lần.
B. giảm 1,2 lần
C. tăng 2 lần.
D. giảm 2 lần.
Lời giải:
Ta có khoảng vân được xác định bằng:
Từ công thức ta thấy nếu λ tăng thành 1,2λ để giữ nguyên i thì phải tăng a thành 1,2a. Chọn A.
Câu 68:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Giả sử tại điểm M trên màn quan sát là vân sáng bậc 3. Khi đó, vị trí của M được xác định bằng
biểu thức nào sau đây?
A. xM = 3i.
B. xM = 2i.
C. xM = 3,5i.
D. xM = 2,5i.
Lời giải:
Ta có khoảng vân i là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc vân tối liên tiếp.
Với M là vân sáng bậc 3 thì khi đó: xM = 3i. Chọn A.
Câu 69:
- Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi.
Đề ôn thi đánh giá tư duy phần Khoa học
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá tư duy trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phần Khoa học - Số 8 có đáp án kèm theo là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi đánh giá tư duy sắp tới nhé. Bài viết gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm phần Khoa học. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.