Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona (Tuần 1 tháng 4)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona (Tuần 1 tháng 4) có đáp án cho từng ngày trong tuần từ (30/3 - 04/4) cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức trong thời gian ở nhà nghỉ dịch bệnh Covid 19. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau:Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 30/3)

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Câu 1. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 4km 32m = ................. m là:

A. 4320

B. 40032

C. 432

D. 4032

Câu 2. Một hình chữ nhật có diện tích 2400cm2, chiều dài 80 cm. Chiều rộng hình chữ nhật đó là:

A. 20cm

B. 30cm

C. 80cm

D. 100cm

Câu 3. Một người nuôi 40 con thỏ. Sau khi bán số con thỏ, người đó nhốt đều số thỏ còn lại vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng nhốt mấy con thỏ?

A. 6 con thỏ

B. 4 con thỏ

C. 5 con thỏ

D. 32 con thỏ

Câu 4. Kết quả của phép chia 13800 : 24 là:

A. 557

B. 575

C. 455

D. 475

Câu 5: Cho hình bình hành có diện tích là 312m2, đáy là 24m. chiều cao hình bình hành là:

A. 17m

B. 30m

C. 37m

D. 13m

Câu 6. Tổng của 4 số là 130. Trung bình cộng của 3 số đầu là 40. Hỏi số thứ tư bằng bao nhiêu?

A. 10

B. 30

C. 40

D. 90

Câu 7.

Hình bên có số đoạn thẳng là:

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4

A. 16 đoạn

B. 13 đoạn

C. 15 đoạn

D. 18 đoạn

Câu 8. Số lớn nhất có 5 chữ số mà tổng của các chữ số bằng 27 là:

A. 98 765

B. 98 730

C. 99 900

D. 99 999

Câu 9. Cho: 9 tấn 6 yến = …kg. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 9060

B. 9006

C. 960

D. 906

Câu 10. Thông có nhiều hơn Minh 12 hòn bi. Thông phải cho Minh mấy hòn bi để hai bạn có số bi bằng nhau là:

A. 12 hòn bi

B. 2 hòn bi

C. 6 hòn bi

D. 10 hòn bi

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

NIỀM TIN CỦA TÔI

Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “ lên rừng, xuống biển” . Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.

Cuối khóa học , thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.

Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:

- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi !

Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:

- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?

- Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua ( Hacourt).

Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi …

- Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.

- Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.

- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.

Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.

Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.

Nhã Khanh

1. Luyện đọc: Em hãy đọc 3 lần bài “ Niềm tin của tôi”.

2. Luyện viết: Em hãy viết lại bài “Niềm tin của tôi” vào vở đoạn : từ đầu đến “ khi nghe yêu cầu đó”

3. Luyện đọc hiểu và Luyện từ và câu: Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Tại sao tác giả tham gia lớp học rèn kỹ năng sáng tác?

A. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

B. Yêu thích việc viết lách.

C. Nghĩ rằng công việc viết lách thật khó

D. Yêu thích viết lách nhưng nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

Câu 2: Tác giả trong câu chuyện gặp khó khăn gì khi viết tiểu luận?

A. Đề bài ra quá khó nên không biết triển khai đề tài như thế nào.

B. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

C. Có quá ít thời gian dành cho việc viết bài.

D. Nghĩ rằng viết mười lăm trang như thế là quá khó.

Câu 3: Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận?

A. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.

B. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.

C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.

D. Nghiên cứu, đọc sách báo, xem ti vi

Câu 4: Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn?

A. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.

B. Một giải thưởng lớn sau khi viết bài tiểu luận.

C. Năng lực của chính tác giả.

D. Tác giả học ở trường lớp.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời động viên chân thành của mình.

B. Hãy luôn khen người khác mặc dù người ta không đáng khen.

C. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.

D. Luôn tạo niềm vui cho người khác.

Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.

B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng

C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn

D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.

Câu 7. Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ?

A. Một tính từ.

B. Hai tính từ.

C. Ba tính từ.

D. Bốn tính từ.

Câu 8.Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là các từ ghép?

A. Chân thành, thăm thẳm, thật tình.

B. Chân thật, thật sự, chân chất.

C. Thăm thẳm, chân chất, thật thà.

D. Thật tình, thật sự, thật thà.

Câu 9. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Rồi cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; đoàn thuyền với những cánh buồm ngược xuôi; là trời trong xanh và cao vút.

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Đánh dấu từ được dùng với nghĩa đặc biệt.

D. Dẫn ý nghĩ của nhân vật.

Câu 10. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì?

Nó học giỏi đến mức được xếp “thứ nhất” từ dưới lên.

A. Đánh dấu những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dẫn nguyên văn lại một đoạn văn

C. Dẫn lời nói, ý nghĩ của nhân vật

D. Dẫn lời nói, ý nghĩ của nhân vật và đánh dấu những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

4. Luyện Tập làm văn: Em hãy viết vào vở đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu kể về một việc em đã làm tốt nhờ có sự động viên của bố mẹ, thầy cô hoặc bạn bè.

2. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 31/3)

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Câu 1: Số gồm: 5 triệu, 2 chục nghìn, 4 nghìn và 2 chục viết là:

A. 5024020

B. 50240020

C. 50024020

D. 5002420

Câu 2: Trong các số 10280; 32310; 31260; 33102. Số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là:

A. 10280

B. 32310

C. 31260

D. 33102

Câu 3: Cho biểu thức a + b : c . Giá trị của biểu thức với a = 2315, b = 400, c = 25 là:

A. 2331

B. 1080

C. 3221

D. 2133

Câu 4: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ nào?

A. X

B. XI

C. XX

D. XXI

Câu 5: Cho 5 phút 20 giây = ................giây. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 520

B. 320

C. 25

D. 250

Câu 6: Một hình chữ nhật có chu vi là 76 cm. Nếu giữ nguyên chiều dài và tăng chiều rộng lên 8cm thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Như vậy diện tích hình chữ nhật là:

A. 1428 cm

B. 1428 cm2

C. 345 cm

D. 345 cm2

Câu 7: Một đoàn xe chở hàng vào thành phố. Trong đó 2 xe đi đầu, mỗi xe chở 35 tạ hàng. Ba xe đi sau, mỗi xe chở 30 tạ hàng. Trung bình mỗi xe chở được số hàng là:

A. 3200 kg

B. 32 kg

C. 80 tạ

D. 80 kg

Câu 8: Trung bình cộng số gạo nếp và gạo tẻ trong kho là 200kg. Trong đó số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 50kg. Số gạo nếp trong kho là:

A. 225 kg

B. 175 kg

C. 125 kg

D. 75 kg

Câu 9: Tìm một số, biết số đó chia cho 325 thì được thương là 426 và số dư là số lớn nhất có thể trong phép chia đó. Số đó là:

A. 138774

B. 138450

C. 183774

D. 183450

Câu 10: Giá trị của biểu thức: 2375 x 123 + 2375 x 545 + 2375 x 333 – 2375 là:

A. 23750

B. 237500

C. 2375000

D. 2375

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng trên lông, trên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu trên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Sưu tầm

1. Luyện đọc: Em hãy đọc 3 lần bài “ Bầu trời ngoài cửa sổ”.

2. Luyện viết: Em hãy viết lại bài “Bầu trời ngoài cửa sổ” vào vở đoạn : từ đầu đến “ búp vàng”

3. Luyện đọc hiểu và Luyện từ và câu: Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì ?

A. Đầy ánh sáng

B. Đầy màu sắc

C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc

D. Đầy chim vàng anh

Câu 2: Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì ?

A. Chim vàng anh

B. Nụ hoa bạch đàn

C. Ánh nắng trời

D. Lá bạch đàn

Câu 3: Vì sao nói: “đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.”

A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian.

B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.

C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà.

D. Vì tiếng hót mang theo hương thơm của lá bạch đàn chanh.

Câu 4: Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ ?

A. Bạch đàn, cửa sổ

B. Rực rỡ, cao

C. Hót, bay

D. Đậu, khoe

Câu 5: Câu văn sau có mấy động từ?

“Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.”

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 6: Câu hỏi “ Sao chú vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì ?

A. Hỏi điều muốn biết

B. Sự khẳng định

C. Thái độ khen ngợi

D. Sự phủ định

Câu 7: Trong các từ sau, từ nào là từ láy ?

A. Nhường nhịn

B. Đưa đón

C. Xanh xao

D. Ngay thẳng

Câu 8: Trong câu: “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Bộ phận vị ngữ trong câu trên là:

A. Cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng.

B. Bỗng chốc đâm những “búp vàng”

C. Đâm những “búp vàng”

D. Chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”

Câu 9: Dòng nào toàn là từ ghép?

A. Mơ ước, tiết kiệm, hì hục, thí nghiệm

B. Tỉ mỉ, tìm tòi, nghiên cứu, thử thách

C. Mơ ước, tiết kiệm, thí nghiệm, nghiên cứu.

D. Hì hục, tỉ mỉ, tìm tòi, thử thách.

Câu 10: Câu: “Các chú bộ đội đang giúp người dân dựng lại nhà cửa sau cơn bão.” thuộc kiểu câu:

A. Câu kể Ai làm gì?

B. Câu hỏi

C. Câu cảm

D. Câu khiến

4. Luyện Tập làm văn: Em hãy viết vào vở đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu miêu tả hình dáng quyển sách Tiếng Việt 4 tập 2 của em.

3. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 01/4)

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Câu 1: Trong các số sau, số chia hết cho cả 2 và 5 là:

A. 29 214

B. 35 305

C. 53 410

D. 60 958

Câu 2: Kết quả của phép nhân 263 x 203 là:

A. 53 839

B. 53 389

C. 53 839

D. 53 983

Câu 3: 10 dm2 2cm2 = ......cm2

A. 1002 cm2

B. 102 cm2

C. 120 cm2

D. 1200 cm2

Câu 4: 358 tạ + 482 tạ =……tấn ?

A. 83

B. 84

C. 73

D. 804

Câu 5: Giá trị của biểu thức 134 x 101 – 134 là:

A.134

B. 1340

C. 1304

D.13400

Câu 6: Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là:

Phiếu ôn tập ở nhà lớp 4

A. AB và AD; BD và BC.

B. BA và BC; DB và DC.

C. AB và AD; BD và BC; DA và DC.

D. AB và AD; BD và BC; DA và DC; BA và BC

Câu 7: Trung bình cộng của hai số là 18; hiệu của hai số là 6. Vậy hai số đó là:

A. 18 và 10

B. 21 và 18

C. 20 và 15

D. 21 và 15

Câu 8: Đội Một trồng được 45 cây, Đội Hai trồng được 49 cây. Đội Ba trồng được số cây bằng trung bình cộng số cây của Đội Một và Đội Hai đã trồng. Hỏi cả ba Đội trồng được bao nhiêu cây?

A. 145 cây

B. 141 cây

C. 131 cây

D. 114 cây

Câu 9: Một trường tiểu học có 672 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 92 em. Trường đó có số học sinh nữ, học sinh nam là:

A. 290 học sinh nam; 382 học sinh nữ

B. 209 học sinh nam; 328 học sinh nữ

C. 292 học sinh nam ; 380 học sinh nữ

D. 380 học sinh nam; 292 học sinh nữ

Câu 10: Ở một làng nọ có một gia đình có ba người con trai. Mỗi người con trai đều có một người chị gái và một người em gái. Các bạn thử đoán xem gia đình đó có mấy người con?

A. 5 người

B. 6 người

C. 7 người

D. 8 người

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng việt

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

1. Luyện đọc: Em hãy đọc 3 lần bài “Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu”.

2. Luyện viết: Em hãy viết lại bài “Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu” vào vở đoạn : từ đầu đến “ở Côn Đảo”

3. Luyện đọc hiểu và Luyện từ và câu: Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu sau:

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi?

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu?

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào?

A. Run sợ, hèn nhát

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào?

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị Sáu là người như thế nào?

A. Yêu đất nước, gan dạ

B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Trong câu: “ Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” Bộ phận chủ ngữ là:

A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

Câu 7: Trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.” Bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu là:

A. Hồn nhiên

B. Trong ngục giam

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Tác dụng của dấu hai chấm trong câu: Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ” là:

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Liệt kê sự vật, sự việc.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Câu: “Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc” thuộc kiểu câu:

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 10: Dấu ngoặc kép trong câu: Một tiếng hô: “Bắn” có tác dụng:

A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

C. Đánh dấu đoạn liệt kê.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

4. Luyện Tập làm văn: Em hãy viết vào vở đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 kể về một người anh hùng dân tộc mà em biết.

4. Đề ôn tập ở nhà lớp 4 (Ngày 02/4)

Đề ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán

Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ trống:

125 cm = ….dm….cm

7 phút 6 giây =…………giây

17 km 9 m = …………m

5 ngày 3 giờ = …………giờ

63 tạ = …………yến

900 năm = …………thế kỉ

Câu 2. Đặt tính rồi tính

a) 13489 + 57129

b) 97728 - 3245

c) 836 x 17

d) 397 : 56

Câu 3.

a) Tìm x

846 : x = 18

b) Tính giá trị biểu thức

4237 x 18 - 34578

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 4. Một máy bơm nước trong 1 giờ 12 phút bơm được 97 200l nước vào bể bơi. Hỏi trung bình mỗi phút máy đó bơm được bao nhiêu lít nước?

Bài giải

Bài tập ôn ở nhà lớp 4 môn Sử - Địa

I. LỊCH SỬ:

Câu 1. Quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta mấy lần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với trận thủy chiến năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đánh thắng quân xâm lược Nam Hán nằm ở tỉnh (thành) nào?

A. Hải Phòng

B. Hà Nội

C. Quảng Trị

D. Quảng Ninh

Câu 3. Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng thời gian nào?

A. Khoảng năm 500 TCN

B. Khoảng năm 600 TCN

C. Khoảng năm 700 TCN

D. Khoảng năm 100 TCN

Câu 4. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh:

A. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ.

B. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản.

C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Tuấn.

D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?

A. Năm 40

B. Năm 50

C. Năm 60

D. Năm 70

II. ĐỊA LÍ:

Câu 1. Trung du Bắc Bộ là vùng:

A. núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải

B. núi với các đỉnh tròn, sườn thoải

C. đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải

D. đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải

Câu 2. Khí hậu ở Tây Nguyên có đặc điểm gì?

A. có bốn mùa rõ rệt

B. có mùa mưa và mùa khô rõ rệt

C. lạnh quanh năm

D. có mùa mưa kéo dài

Câu 3. Thế mạnh ở trung du Bắc Bộ là:

A. Trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm

B. Trồng nhiều rau củ

C. Có nhiều gỗ quý và các lâm sản khác

D. Thủ công và khai thác khoáng sản

Câu 4. Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

A. Cao nguyên Lâm Viên

B. Cao nguyên Di Linh

C. Cao nguyên Lâm Di

D. Cao nguyên Viên Linh

Câu 5. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào?

A. sông Hồng và sông Hậu

B. sông Tiền và sông Đà

C. sông Hồng và sông Đà

D. sông Hậu và sông Tiền

Đề thi, ôn tập giữa học kì 2 lớp 4

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona (Tuần 1 tháng 4) giúp các em học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà dịch bệnh do virus Corona, tránh mất kiến thức khi học lại. Các dạng bài tập, phiếu bài tập, đề ôn tập thường xuyên được cập nhật mới nhất theo các môn trên VnDoc.com

Đánh giá bài viết
209 15.305
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời

    Xem thêm