Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 2 GDCD 9 năm 2025 Cấu trúc mới

Bộ đề thi giữa học kì 2 GDCD 9 năm 2025 tổng hợp đề thi bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều, được biên soạn theo cấu trúc mới năm 2025. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo chi tiết.

1. Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK 2 - ĐỀ 1

MÔN GDCD 9

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 Điểm)

1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (3.0 điểm)

(Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi phương án trả lời đúng nhất).

Câu 1. Xác định điều có thể làm thay đổi trực tiếp cuộc sống của bạn?

A. Những suy nghĩ và hoạt động tích cực.

B. Công việc của bố mẹ ổn định.

C. Bạn chuyển sang lớp khác học.

D. Bạn có thêm một người bạn mới.

Câu 2. Ý nào sau đây nói đến sự thay đổi về quan điểm sống tích cực?

A. Tìm những người bạn cùng đẳng cấp với bạn.

B. Muốn gia đình bạn được giàu lên.

C. Tích cực giao lưu, học hỏi và sống có trách nhiệm.

D. Luôn chấp nhận sự thất bại và từ bỏ ước mơ.

Câu 3: Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?

A. Tốn ít tiền mà vẫn mua được nhiều thứ.

B. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

C. Làm cho của cải không ngừng tăng lên.

D. Luôn luôn tiết kiệm được tiền.

2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (2.0 điểm)

Chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: những biểu hiện sau đây đều là biểu hiện của người tiêu dùng thông minh.

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Luôn mua những thứ cần thiết, có giá trị sử dụng cao

B. Thấy nhiều người mua rồi thì mua theo, không cần tìm hiểu

C. Thường mua những thứ mình thích và có giá đắt đỏ.

D. Thường tìm hiểu các thông tin về sản phẩm trước khi mua.

Trả lời ngắn (2 điểm)

Câu 5. Do sự biến đổi của khí hậu hiện nay trong cuộc sống chúng ta hay gặp sự thay đổi nào?

Câu 6. Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?

PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 7. ( 1,5 điểm) Em sẽ làm gì để thích ứng với những khó khăn trong kì thi vào THPT sắp tới của mình (khi cấu trúc đề thi, môn thi thay đổi, điểm chuẩn cao…) ?

Câu 8. ( 1,5 điểm) Sắp tới, bố mẹ định tổ chức tiệc sinh nhật cho em. Em hãy áp dụng cách tiêu dùng thông minh và tham khảo ý kiến của bố mẹ, người thân để xây dựng kế hoạch mua sắm trong dịp này sao cho phù hợp.

Xem đáp án đề 1 trong file tải.

Ma trận đề thi

TT

Chủ đề/ Chương trình

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng

Tỉ lệ % điểm

TNKQ

Tự luận

Nhiều lựa chọn

“ Đúng- sai”

Trả lời ngắn

Biết

Hiểu

Vận dụng

Biết

Hiểu

Vận dụng

Biết

Hiểu

Vận dụng

Biết

Hiểu

Vận dụng

Biết

Hiểu

Vận dụng

1

Chủ đề 1

Thích ứng với thay đổi

2

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

3

 

1

 

2

Chủ đề 2

Tiêu dùng thông minh

 

1

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

1

1

2

1

 

Tổng số câu

3

 

 

 

1

 

1

1

 

 

 

2

4

2

2

 

Tổng số điểm

3,0

2,0

2,0

3,0

4,0

3,0

3,0

 

Tỉ lệ %

30

20

20

30

40

30

30

 

2. Đề thi giữa học kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 9

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

1. Quản lí thời gian hiệu quả.

4 câu

 

 

1/2

 

1/2

 

 

4 câu

1 câu

3

2. Thích ứng với thay đổi.

4 câu

 

 

 

 

 

 

1

4 câu

1 câu

3.5

3. Tiêu dùng thông minh

4 câu

 

 

1/2

 

1/2

 

 

4 câu

1 câu

3.5

Tổng

12

1

1

1

12

3

10

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 CTST

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm) Ghi ra chữ cái câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Điền vào chỗ chấm: “Những thay đổi có thể đến từ ... bên ngoài hay từ ... mỗi người.”

A. điều kiện; người thân.

B. hoàn cảnh; bản thân.

C. yếu tố; gia đình.

D. tác động; nội tâm.

Câu 2: Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?

A. Nóng tính, quyết đoán.

B. Vội vàng, bộp chộp.

C. Điềm tĩnh, gan dạ.

D. Tiêu cực, bảo thủ.

Câu 3: Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?

A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hòan cảnh.

D. Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Câu 4: Việc làm quen được với bạn mới trong môi trường học tập mới, sẽ không giúp em:

A. Tạo dựng được nhiều mối quan hệ bạn bè.

B. Giúp đỡ trong học tập để cùng nhau tiến bộ.

C. Chia sẻ với nhau nhiều điều thú vị, bổ ích.

D. Tốn nhiều thời gian trong việc kết giao.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?

A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.

B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.
C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.

D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.

Câu 6: Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?

A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.

C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.

D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.

Câu 7: Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?

A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.

B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.

C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.

Câu 8: Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?

A. Thấy thích thì mua. B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.

C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình. D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.

Câu 9: Em hãy cho biết tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh là như thế nào?

A. Là hành vi mua sắm đồ dùng tùy thích.

B. Là các hành vi mua sắm các đồ dùng có yếu tố “xanh”, thân thiện với môi trường.

C. Là các hành vi mua sắm đồ dùng trong các dịp giảm giá.

D. Là hành vi tự cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho gia đình.

Câu 10: Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ... hơn trong các tiêu dùng.”

A. Nhạy bén B. Thông minh C. Lanh lợi D. Chớp nhoáng

Câu 11: Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí là gì?

A. Mua tất cả những vật dụng, đồ dùng mình muốn.

B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau.

C. Chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng.

D. Mua những đồ dùng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán.

Câu 12: Em hãy cho biết khái niệm của tiêu dùng thông minh?

A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.

B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.

C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.

D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm) Theo em vì sao phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?

Câu 2. (1.5 điểm) Để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống theo em mỗi cá nhân cần phải làm gì?

Câu 3. (4.0 điểm) Tình huống.

Bạn K được lớp trưởng phân công mua những vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho buổi dã ngoại của lớp nên đã nhờ chị gái chở đi mua. Trên đường đi, chị bạn K hỏi: "Em đã dự tính sẽ mua những gì chưa? ". Bạn K nhanh nhảu đáp: “Cứ vào chợ, thấy món nào được thì mua thôi chị ạ!".

Em hãy vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét, tư vấn về hành vi mua sắm cho bạn K.

Mời các bạn xem đáp án trong file tải

3. Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2024-2025

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. LỚP 9

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (3 ĐIỂM) (Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án trả lời đúng nhất)

Câu 1: Trong cuộc sống, mỗi cá nhân và gia đình có thể phải đối mặt với thiên tai và biến đổi khí hậu – đây là những thay đổi mà đến từ phía

A. gia đình.

B. chính sách pháp luật.

C. môi trường.

D. khoa học – công nghệ.

Câu 2: Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với nỗi đau mất mát người thân; sự xáo trộn do thay đổi chỗ ở, thay đổi nguồn thu nhập, … đó là những thay đổi đến từ phía

A. môi trường.

B. gia đình.

C. điều kiện kinh tế.

D. khoa học – công nghệ.

Câu 3: Năm lớp 9, ông của bạn P mất, cả gia đình P phải chuyển từ thành phố về quê sống để chăm sóc bà .

Trong tình huống trên gia đình P đã phải đối mặt với sự thay đổi nào?

A. Biến đổi khí hậu.

B. Điều kiện kinh tế suy giảm.

C. Thay đổi môi trường sống.

D. Sự phát triển của công nghệ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp đối phó với những thay đổi trong cuộc sống?

A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.

B. Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, tình huống.

C. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.

D. Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: thích ứng với thay đổi?

A. Chúng ta cứ duy trì cuộc sống hiện tại, không cần thiết phải thích ứng với sự thay đổi.

B. Khi biến cố xảy ra, chúng ta cần giữ bình tĩnh; kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu cực.

C. Khi biến cố xảy ra, chúng ta cần chủ động tìm cách giải quyết theo hướng tích cực.

D. Chấp nhận là điều kiện tiên quyết để có thể đối diện và thích ứng với thay đổi.

Câu 6: Việc làm nào thích ứng với sự thay đổi?

A. Tranh thủ nước lũ để bơi lội, chơi đùa.

B. Trú dưới những gốc cây to khi trời có sấm sét.

C. Xây dựng nhà cửa gần nơi thường xảy ra sạt lở.

D. Tắt các thiết bị điện trong nhà khi trời mưa giông, lốc, sét.

Câu 7: Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.

B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.

C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.
D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

A. Đã có điện thoại nhưng Lan vẫn xin mẹ mua điện thoại mới.

B. Bạn Nam tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.

C. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi game.

D. Chị N thường xuyên vay tiền của người thân để đi mua sắm.

Câu 9: Hành động nào dưới đây thể hiện việc quản lí tiền có hiệu quả?

A. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.

B. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.

C. Mua những thứ không phù hợp với khả năng chi trả.

D. Mua thực phẩm cần thiết với nhu cầu của gia đình.

Câu 10: Câu tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.B. Năng nhặt chặt bị.

C. Tích tiểu thành đại.D. Ném tiền qua cửa sổ.

Câu 11: Hành động tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí, khoa học?

A. Bạn K nhịn ăn sáng để dành tiền mua truyện tranh.

B. Anh M đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền mỗi tháng.

C. Mẹ cho tiền mua bút nhưng T không mua mà mượn bút của bạn.

D. Chị X mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vì thấy giá rẻ.

Câu 12: Nhận định nào dưới đây phù hợp khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.

B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.

D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (4 ĐIỂM) (Trong mỗi ý a), b), c), d) của từng câu học sinh chỉ trả lời Đúng hoặc Sai)

Câu 1. Đọc tình huống sau:

“Mẹ của B bị bệnh nặng và phải nằm viện trong một thời gian dài. B và gia đình phải thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt để chăm sóc mẹ, từ việc thay đổi giờ giấc, phân chia công việc trong gia đình đến việc tìm kiếm các giải pháp tài chính để chi trả chi phí điều trị. Trong khi cảm thấy lo lắng và căng thẳng, B vẫn cố gắng giữ bình tĩnh, tổ chức lại công việc cá nhân và giúp đỡ gia đình hoàn thành mọi việc.”

a) B đã thể hiện sự thích ứng tốt với sự thay đổi trong hoàn cảnh gia đình

b) Việc thay đổi thói quen sinh hoạt của gia đình là điều không cần thiết vì hoàn cảnh này chỉ mang tính tạm thời.

c) B cố gắng tìm kiếm giải pháp tài chính và tổ chức công việc hợp lý, thể hiện sự chủ động và kiên trì trong việc thích ứng với thay đổi.

d) Mặc dù hoàn cảnh thay đổi, B không cần phải thay đổi bất kỳ điều gì trong thói quen cá nhân vì việc đó không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hiện tại.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về tác động của những thay đổi đối với gia đình và cá nhân.

a) Khi thay đổi môi trường sống có thể gây ra khó khăn về sức khỏe, kinh tế và điều kiện sống.

b) Sự thay đổi trong khoa học công nghệ luôn mang lại lợi ích tích cực cho cá nhân và xã hội.

c) C đã sử dụng công nghệ thông tin để bán hàng online góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

d) Khi có thay đổi nhỏ không cần phải thích ứng vì chúng không gây ra tác động đến cuộc sống

Câu 3. Đọc tình huống sau: “B muốn mua một chiếc điện thoại mới. Trước khi quyết định, B tìm hiểu kỹ thông tin về các loại điện thoại phù hợp với nhu cầu sử dụng, tham khảo ý kiến từ bạn bè và người thân. Sau đó, B chọn mua một chiếc điện thoại với giá hợp lý, đầy đủ tính năng cần thiết mà không mua những sản phẩm đắt tiền chỉ vì thương hiệu.”

a) B đã tiêu dùng thông minh bằng cách tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua sản phẩm.

b) B chỉ cần chọn điện thoại có giá rẻ nhất mà không cần quan tâm đến tính năng.

c) Việc tham khảo ý kiến người thân và bạn bè giúp B đưa ra quyết định mua sắm hợp lý.

d) Hành động của B không được coi là tiêu dùng thông minh vì B không mua sản phẩm từ thương hiệu lớn.

Câu 4. Đọc tình huống sau: “Chị C thường xuyên mua đồ dùng cho cá nhân và gia đình trên các trang thương mại điện tử. Trước khi mua, chị C luôn lên danh sách những món đồ thực sự cần thiết, so sánh giá cả và chất lượng của các sản phẩm. Nhờ đó, chị C vừa tiết kiệm tiền, vừa mua được những sản phẩm phù hợp.”

a) Chị C đã tiêu dùng thông minh bằng cách lên danh sách những món đồ cần thiết trước khi mua.Đ

b) Việc so sánh giá cả và chất lượng giúp chị C đảm bảo mua được sản phẩm phù hợp.Đ

c) Chị C không cần lên danh sách trước khi mua vì việc này chỉ tốn thời gian và không quan trọng.S

d) Hành vi của chị C không tiết kiệm vì chị C vẫn chi tiền để mua sắm nhiều món đồ không cần thiết.S

III. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải luôn thích ứng với sự thay đổi? Em sẽ làm gì để thích ứng với những khó khăn trong kì thi vào THPT sắp tới của mình (khi cấu trúc đề thi, môn thi thay đổi, điểm chuẩn cao…) ?

Câu 2. (1 điểm)

Dịp tết, H được mừng tuổi một số tiền khá lớn. H dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính để phục vụ việc học tập. Tuy nhiên, H rất băn khoăn không biết đặt mua trên mạng hay đến cửa hàng. Em hãy tư vấn giúp bạn H mua hàng nhé!

-----------Hết-----------

Xem đáp án trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Đề thi giữa kì 2 lớp 9

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng