Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra Văn giữa kì 2 lớp 9 có đáp án
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức khái quát kiến thức được học trong nửa đầu kì 2 môn Ngữ văn 9, được để dưới dạng file word và pdf, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo chi tiết.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II- MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2024-2025
I. VĂN BẢN:
1. Tìm hiểu các văn bản đã học về các chủ đề
Bài 6: Giải mã những bí mật
1. Ba sinh viên (Cô-nan Đoi)
2. Bài hát đồng sáu xu (A-ga-tha Crít-ti)
3. Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời (Nguyễn Thị Ngọc Hải)
Bài 7: Hồn thơ muôn điệu
1. Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)
2. Mưa xuân (Nguyễn Bính)
3. Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng” (Phan Huy Dũng)
* Tìm hiểu tham khảo các văn bản ngoài sgk có nội dung liên quan đến các chủ đề đã học( Truyện trinh thám, Thơ bảy chữ, tám chữ về các đề tài tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình bạn,...) những văn bản trên có thể tham khảo các thể loại đã học trong sách hoặc qua mạng intonet, các tài liệu khác…
* Nắm được phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật, thể thơ, nhịp, gieo vần, nội dung, nghệ thuật bài học hoặc thông điệp được rút ra từ câu chuyện, tác phẩm thơ.
II. Phần Tiếng Việt
1. Câu ghép
- Các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép.
- Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép.
2. Sự phát triển của từ vựng.
3. Các biện pháp tu từ đã học.
- Nhận biết được các kiểu câu ghép, kết từ để nối các vế câu ghép; biết lựa chọn câu đơn - câu ghép trong hoạt động giao tiếp.
-Hiểu được sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện qua những nghĩa mới của từ và từ ngữ mới; biết vận dụng để trau dồi vốn từ.
- Học và nắm được khái niệm, tác dụng của các phép tu từ
III. Phần làm văn (Viết)
Phần 1: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn suy nghĩ, hành động của mình về các vấn đề, bài học rút ra từ các câu chuyện, bài thơ…
Phần 2: Viết bài văn, đoạn văn
1. Viết truyện kể sáng tạo
a.Phần mở đầu
- Nêu nhan đề câu chuyện sẽ kể
- Giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể.
b.Diễn biến
- Thuật lại các sự kiện, diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí
- Kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm.
- Làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.
- Rút ra ý nghĩa, chủ đề hay thông điệp từ câu chuyện
c. Kết thúc
- Kết thúc câu chuyện hợp lí
2.Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
a. Mở đoạn
- Giới thiệu bài thơ: nhan đề, tác giả.
- Nêu ấn tượng chung về bài thơ.
b.Thân đoạn:
- Trình bày cảm nghĩ về nội dung bài thơ
+ Đề tài
+ Chủ đề
+ Mạch cảm xúc
+ Thông điệp.
- Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật
+ Đặc điểm về thể thơ: vần, nhịp,…
+ Người bộc lộ cảm xúc, đối tượng cảm xúc
+ Ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, hình ảnh,…
c. Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ về bài thơ