Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Giáo dục công dân 9 năm 2025
Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 9 năm 2025
Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 9 năm 2025 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều khái quát kiến thức cơ bản và bài tập liên quan cho các em lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo chi tiết.
1. Đề cương GDCD 9 giữa kì 2 Kết nối tri thức
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Quản lí thời gian hiệu quả:
+ Khái niệm.
+ Ý nghĩa của việc quản lí thời gian.
+ Cách quản lí thời gian hiệu quả.
- Thích ứng với thay đổi:
+ Một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của em và gia đình.
+ Một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.
- Tiêu dùng thông minh:
+ Khái niệm.
+ Ý nghĩa của việc tiêu dùng thông minh.
+ Cách tiêu dùng thông minh.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra - được gọi là
A. Quản lí thời gian hiệu quả.
B. Xây dựng kế hoạch học tập.
C. Xác định mục tiêu học tập.
D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.
Câu 2. Quản lí thời gian hiệu quả là cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để
A. giải quyết mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
B. tận dụng các cơ hội để phát triển, hoàn thiện bản thân.
C. hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra.
D. học hỏi, rèn luyện thêm nhiều kiến thức, kĩ năng mới.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả?
A. Khiến ta bị động trước các vấn đề trong cuộc sống.
B. Góp phần nâng cao năng suất lao động, học tập.
C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.
D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.
D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 5. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã quản lí thời gian thiếu hiệu quả?
Trường hợp. Gần đến kì kiểm tra giữa học kì nhưng bạn C chỉ xem bài qua loa một chút rồi lại chơi điện tử đến tận khuya, cuối tuần, thường đi chơi cùng các bạn. Thấy vậy, chị V nhắc nhở V cần cố gắng hơn. Khi được chị gái góp ý, bạn C trả lời: “Còn hai tuần nữa em mới thi, chẳng có gì phải vội”.
A. Bạn C.
B. Chị V.
C. Bạn C và chị V.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 6. Nếu là bạn thân của bạn K và B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Trường hợp. Đầu năm học lớp 9, bạn K và bạn B đăng kí tham gia thi đội tuyển học sinh giỏi và câu lạc bộ thể thao của trường. Trong khi chưa kịp xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện thì hai bạn đã đăng kí tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh ngay khi thấy thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, cả bạn K và bạn B đều chưa rõ mình sẽ lựa chọn đề tài nghiên cứu nào. Do thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên việc học tập, rèn luyện thể dục thể thao của hai bạn đều gặp khó khăn.
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên hai bạn bỏ cuộc, vì có cố gắng cũng không đạt kết quả gì.
C. Chỉ trích, phê bình các bạn gay gắt vì không biết sắp xếp, quản lí thời gian.
D. Khuyên hai bạn nên xây dựng kế hoạch rèn luyện và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
Câu 7. Em hãy tư vấn cách giải quyết phù hợp cho bạn A trong trường hợp sau:
Trường hợp. Bạn A xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong Học kì I là: cải thiện kết quả học tập từ loại khá lên loại giỏi; tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích; học võ cổ truyền; tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bạn A cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.
A. Bạn A nên bỏ cuộc vì có cố gắng cũng không đạt được kết quả gì.
B. Bạn A nên xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện hợp lí, khoa học.
C. Bạn A nên dành phần lớn thời gian để giải trí, tránh căng thẳng.
D. Bạn A cần bỏ bớt các mục tiêu, chỉ cần thực hiện một mục tiêu là đủ.
Câu 8. Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của bạn T trong trường hợp sau.
Trường hợp. Bạn T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp.
A. Bạn T đã biết cách quản lí thời gian, khi dành phần lớn thời gian cho đam mê của mình.
B. Bạn T chưa biết cách quản lí thời gian; chưa cân đối được thời gian giữa học tập và giải trí.
C. Cách quản lí thời gian của T rất hợp lí, khoa học; cân đối giữa học tập và vui chơi giải trí.
D. Bạn T quản lí thời gian chưa hiệu quả; T cần loại bỏ sở thích đá bóng để tập trung vào học.
Câu 9. Những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. thay đổi chỗ ở; thay đổi thu nhập.
D. sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Câu 10. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với nỗi đau mất mát người thân; sự xáo trộn do thay đổi chỗ ở, thay đổi nguồn thu nhập,… - đó là những thay đổi đến từ phía
A. môi trường.
B. gia đình.
C. chính sách pháp luật.
D. khoa học – công nghệ.
Câu 11. Việc thích ứng với những thay đổi sẽ giúp mỗi người
A. vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.
B. thu được nhiều lợi ích vật chất.
C. tạo dựng được lối sống tối giản.
D. xây dựng được lối sống “xanh”.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp đối phó với những thay đổi trong cuộc sống?
A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
B. Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, tình huống.
C. Trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
D. Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
...........................
Mời các bạn xem toàn bộ tài liệu trong file tải
2. Đề cương GDCD 9 giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
I. Những nội dung kiến thức cơ bản
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
1. Quản lí thời gian hiệu quả và sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.
2. Cách quản lí thời gian hiệu quả
Bài 7: Thích ứng với thay đổi
1. Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình.
2. Biện pháp thích ứng với sự thay đổi và ý nghĩa của sự thích ứng
Bài 8: Tiêu dùng thông minh
1. Tiêu dùng thông minh và lợi ích của tiêu dùng thông minh
2. Cách tiêu dùng thông minh
II. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm
1. Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn
Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện quản lí thời gian chưa hiệu quả?
A. Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp với bản thân.
B. Nước đến chân mới nhảy.
C. Đặt mức độ ưu tiên cho mỗi công việc.
D. Lập kế hoạch công việc theo từng ngày.
Câu 2: Khi thực hiện kế hoạch đặt ra, chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Chủ động trong cuộc sống.
B. Từng bước hoàn thiện bản thân.
C. Thực hiện “nước đến chân mới nhảy”.
D. Loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung.
Câu 3: Làm thế nào để giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân?
A. Đặt ra giới hạn thời gian làm việccho bản thân.
B. Ưu tiên công việc trước hết.
C. Cái gì cần giải quyết trước thì thực hiện trước.
D. Đời sống cá nhân là cửa sổ tâm hồn, cần chú trọng nhiều hơn.
Câu 4: Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?
A. Chủ động bắt chuyện với mọi người.
B. Giúp đỡ bạn mới nếu bạn gặp khúc mắc trong việc học.
C. Chia sẻ với nhau những câu chuyện trên lớp cũng như ở nhà.
D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 5: Trước những tình huống bất ngờ xảy ra, chúng ta cần phải làm gì?
A. Giữ bình tĩnh, suy xét lại vấn đề để tìm cách ứng phó.
B. Hoảng hốt, tìm sự giúp đỡ của người khác.
C. Cho đó là điều tất yếu, mặc cho nó trôi.
D. Vội vàng xử lí vấn đề, không chia sẻ cho bất cứ ai.
Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?
A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.
B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.
C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.
D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.
Câu 7: Hoàng đang học và làm việc ở nước Anh. Gần đây, Hoàng nghe tin mẹ ốm nặng và phải nhập viện. Hoàng rất nhớ và thương mẹ nhưng không thể về nhà với mẹ vì Hoàng đang dở dang công việc. Nếu là bạn thân của Hoàng, em sẽ làm gì để giúp Hoàng?
A. Khuyên Hoàng gác công việc lại và đặt vé bay về với mẹ.
B. Để Hoàng tự sắp xếp và giải quyết vì Hoàng đã lớn.
C. An ủi Hoàng và khuyên Hoàng nên bình tĩnh lại, hỏi thăm tình hình của mẹ để giải quyết tiếp vì ở nhà vẫn có người thân chăm sóc mẹ.
D. Ủng hộ cho Hoàng về quê thăm mẹ, công việc giao lại cho mình.
Câu 8: Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?
A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.
B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.
C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.
Câu 9: Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
B. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Câu 10: Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?
A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.
B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.
D. Chọn lọc thông tin chính xác.
Câu 11: H rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, H và G đi chợ thấy có
người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên H quyết định mua dù không rõ nguồn gốc. Nếu em là G, em sẽ làm gì?
A. Ủng hộ H mua để tiết kiệm tiền.
B. Để cho H mua nhưng mình sẽ không ăn.
C. Gọi cho mẹ H để báo rằng H mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.
D. Ngăn H mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
2. Trắc nghiệm trắc nghiệm đúng – sai
Câu 1: Theo em, đâu là phát biểu đúng, đâu là phát biểu sai về quản lí thời gian hiệu quả?
A. Quản lí thời gian hiệu quả giúp hoàn thành công việc theo mục tiêu đã đặt ra mà không cần lập kế hoạch.
B. Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với bản thân là một bước quan trọng trong quản lý thời gian.
C. Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết có thể giúp đạt được hiệu quả tốt hơn.
D. Quản lí thời gian hiệu quả chỉ quan trọng đối với người bận rộn.
Đáp án:
A) ……………… |
B) ……………….. |
C) ………….. |
D) ………….. |
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ
3. Đề cương giữa kì 2 GDCD 9 Cánh diều
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
1. Thích ứng với thay đổi.
- Nêu được một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Nhận biết được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống.
- Nêu được các biện pháp để thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
- Thích ứng được với một số thay đổi (nếu có) trong cuộc sống của bản thân.
2. Tiêu dung thông minh.
- Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh.
- Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.
- Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biệt những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán, …).
- Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.
- Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
HS chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu
Câu 1. Tiêu dùng thông minh giúp người tiêu dùng quản lý tài chính cá nhân bằng cách nào?
A. Mua sắm tùy ý mà không cần lập kế hoạch.
B. Chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí.
C. Chỉ chọn sản phẩm đắt tiền để đảm bảo chất lượng.
D. Tiêu tiền càng nhiều càng tốt để kích thích nền kinh tế.
Câu 2. Tiêu dùng thông minh có lợi ích gì đối với kinh tế cá nhân?
A. Giúp tiết kiệm chi tiêu và cân đối tài chính.
B. Khuyến khích mua sắm nhiều để tận hưởng cuộc sống.
C. Chỉ mua hàng nhập khẩu để đảm bảo chất lượng.
D. Không ảnh hưởng đến tài chính cá nhân.
Câu 3. Mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tiết kiệm tiền hiệu quả
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Lập kế hoạch chi tiêu.
D. Tiêu dùng thông minh.
Câu 4. Tiêu dùng thông minh giúp tránh điều gì?
A. Lãng phí tiền bạc và tài nguyên.
B. Mua được nhiều sản phẩm cùng một lúc.
C. Chỉ chọn sản phẩm nhập khẩu để đảm bảo chất lượng.
D. Không cần quan tâm đến hạn sử dụng của sản phẩm.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây thể hiện tiêu dùng thông minh?
A. Chỉ mua hàng hóa giá rẻ mà không quan tâm đến chất lượng.
B. Chỉ mua sắm vào các dịp giảm giá để tiết kiệm tiền.
C. Mua sắm có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
D. Luôn chạy theo xu hướng thời trang mới nhất.
Câu 6. Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?
A. Hai cách
B. Ba cách
C. Bốn cách
D. Năm cách
Câu 7. Những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. thay đổi chỗ ở; thay đổi thu nhập.
D. sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Câu 8. Biến đổi khí hậu có thể gây ra hậu quả gì đối với con người?
A. Giúp con người có điều kiện sống tốt hơn.
B. Ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và điều kiện sống.
C. Không ảnh hưởng đến đời sống con người.
D. Chỉ tác động đến các loài động vật.
Câu 9. Thay đổi nào sau đây có thể xảy ra ngoài ý muốn?
A. Chuyển đến thành phố mới để học tập.
B. Tự thay đổi nghề nghiệp theo sở thích.
C. Chủ động lập kế hoạch tài chính cá nhân.
D. Mất việc làm do công ty đóng cửa.
Câu 10. Công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và rô bốt có thể ảnh hưởng đến điều gì?
A. Thay đổi cách con người làm việc và sinh hoạt.
B. Không có tác động đến đời sống con người.
C. Làm giảm năng suất lao động của con người.
D. Chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp.
Câu 11. Khi gia đình có sự thay đổi về thu nhập, điều gì có thể bị ảnh hưởng?
A. Không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
B. Chỉ ảnh hưởng đến công việc của cha mẹ.
C. Chi tiêu, điều kiện sống của gia đình.
D. Không tác động đến việc học của con cái.
Câu 12. Mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với những thay đổi nào đến từ sự phát triển của khoa học - công nghệ?
A. Thiên tai (bão lụt, lốc, sét…)
B. Biến đổi khí hậu.
C. Máy móc tự động hóa.
D. Sức khỏe suy giảm.
Câu 13. Tiêu dùng thông minh giúp tiết kiệm tài chính cá nhân bằng cách nào?
A. Mua sắm theo cảm tính, không lập kế hoạch trước.
B. Chỉ mua những sản phẩm có giá cao nhất.
C. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, so sánh giá cả và chất lượng trước khi mua.
D. Chỉ mua các sản phẩm giảm giá mà không quan tâm đến chất lượng.
Câu 14. Một người tiêu dùng thông minh sẽ làm gì khi mua sắm?
A. So sánh giá cả, chất lượng sản phẩm trước khi mua.
B. Mua hàng theo quảng cáo mà không cần kiểm tra thông tin.
C. Chỉ chọn sản phẩm có mẫu mã đẹp mà không quan tâm đến công dụng.
D. Mua sắm theo cảm tính, không lập kế hoạch trước.
Câu 15. Tiêu dùng thông minh có nghĩa là gì?
A. Chỉ mua những sản phẩm đắt tiền mới đảm bảo chất lượng.
B. Tiêu dùng có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe.
C. Không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
D. Mua sắm theo xu hướng mà không cân nhắc nhu cầu thực tế.
Câu 16. Khi xảy ra thiên tai như bão, lũ lụt, điều gì có thể bị ảnh hưởng?
A. Không gây tác động đến ai.
B. Chỉ ảnh hưởng đến cây cối và động vật.
C. Nhà cửa, tài sản, sức khỏe con người.
D. Chỉ gây thiệt hại cho những người sống ở thành phố.
Câu 17. Những thay đổi đến từ phía gia đình có thể xảy ra với mỗi cá nhân là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. bão lụt, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét, …
D. sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp đối phó với những thay đổi trong cuộc sống?
A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
B. Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, tình huống.
C. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
D. Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Câu 19. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: thích ứng với thay đổi?
A. Chúng ta cứ duy trì cuộc sống hiện tại, không cần thiết phải thích ứng với sự thay đổi.
B. Khi biến cố xảy ra, chúng ta cần giữ bình tĩnh; kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu cực.
C. Khi biến cố xảy ra, chúng ta cần chủ động tìm cách giải quyết theo hướng tích cực.
D. Chấp nhận là điều kiện tiên quyết để có thể đối diện và thích ứng với thay đổi.
Câu 20. Việc làm nào thích ứng với sự thay đổi?
A. Tranh thủ nước lũ để bơi lội, chơi đùa.
B. Trú dưới những gốc cây to khi trời có sấm sét.
C. Xây dựng nhà cửa gần nơi thường xảy ra sạt lở.
D. Tắt các thiết bị điện trong nhà khi trời mưa giông, lốc, sét.
Câu 21. Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?
A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.
B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.
C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.
D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.
Câu 22. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?
A. Đã có điện thoại nhưng Lan vẫn xin mẹ mua điện thoại mới.
B. Bạn Nam tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
C. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi game.
D. Chị N thường xuyên vay tiền của người thân để đi mua sắm.
Câu 23. Hành động nào dưới đây thể hiện việc quản lí tiền có hiệu quả?
A. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
B. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
C. Mua những thứ không phù hợp với khả năng chi trả.
D. Mua thực phẩm cần thiết với nhu cầu của gia đình.
Câu 24. Câu tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?
A. Kiến tha lâu đầy tổ.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Ném tiền qua cửa sổ.
Câu 25. Hành động tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí, khoa học?
A. Bạn K nhịn ăn sáng để dành tiền mua truyện tranh.
B. Anh M đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền mỗi tháng.
C. Mẹ cho tiền mua bút nhưng T không mua mà mượn bút của bạn.
D. Chị X mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vì thấy giá rẻ.
PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM “ĐÚNG” “SAI”
Trước các ý A, B,C, D học sinh hãy chọn “Đúng=Đ” hoặc “SAI=S” để hoàn thành các bài tập sau:
Câu 26. Nếu cha mẹ em thay đổi công việc và yêu cầu cả gia đình chuyển đến một thành phố khác sinh sống, em sẽ:
A. Chấp nhận thực tế, tìm cách thích nghi và khám phá cuộc sống mới.
B. Tích cực, hòa nhập với mọi người và hợp tác với cha mẹ.
C. Không quan tâm đến thay đổi này và tiếp tục sinh hoạt như trước.
D. Chán nản, thu mình lại và không muốn giao tiếp với ai.
Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu