Cách tính thời gian tham gia BHXH khi đóng không liên tục
Cách tính thời gian tham gia BHXH
Người lao động tham gia BHXH không liên tục là vấn đề thường gặp. Vậy trong trường hợp này, việc tính thời gian tham gia BHXH để tính hướng các chế độ được xác định như thế nào? Quy định về thời gian tính đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Sau đây là những thông tin quan trọng mà người lao động, cán bộ, công chức, viên chức cần biết.
- Lương hưu, trợ cấp BHXH thay đổi thế nào trong năm 2022?
- Năm 2021, đóng đủ 20 năm BHXH hưởng lương hưu bao nhiêu?
- 07 quy định liên quan đến lương hưu sẽ bị bãi bỏ từ 2021
- Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu từ 2021 dành cho mọi người lao động
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng.
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu tham gia BHXH không liên tục thì người lao động sẽ được cộng dồn tổng các khoảng thời gian đã đóng.
Ví dụ: Bà A đóng BHXH bắt buộc được 8 tháng sau đó nghỉ việc ở nhà, không đóng BHXH trong 1 năm. Sau 01 năm bà A bắt đầu đi làm lại và đóng BHXH tính đến hiện tại là được tròn 1 năm.
Như vậy, tổng thời gian tham gia BHXH của bà A tính đến hiện tại là 2 năm BHXH bắt buộc.
Lưu ý: Trường hợp NLĐ đã chốt sổ, hưởng chế độ BHXH 01 lần, sau đó đóng lại thì sẽ tính lại từ đầu do khoảng thời gian trước đó đã tính hưởng chế độ rồi.
.................................................
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Cách tính thời gian tham gia BHXH khi đóng không liên tục. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:
- Bảng lương mới của giáo viên Tiểu học 2021
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên Tiểu học
- Giáo viên bao lâu thì được đăng ký dự thi/xét thăng hạng?
- Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
- Bộ GD-ĐT trả lời việc bổ nhiệm và thăng hạng giáo viên
- Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
- Cách xếp lương và bảng lương giáo viên Tiểu Học từ ngày 20/3/2021
- Thay đổi về lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên tiểu học từ 20/3/2021
- Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên các cấp từ 20/3/2021