Chuẩn hiệu trưởng, hiệu phó trường Tiểu học
Chuẩn hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học là gì? Giáo viên phải đáp án ứng những tiêu chuẩn gì để trở thành hiệu trưởng, hiệu phó? Dưới đây là những điều kiện để trở thành các vị trí này, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Điều kiện trở thành hiệu trưởng, hiệu phó
Hiệu trưởng, hiệu phó là những vị trí đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường, vì vậy việc trở thành hiệu trưởng, hiệu phó cũng không dễ dàng mà phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo thêm: Chế độ phụ cấp đứng lớp của hiệu trưởng
1. Chuẩn hiệu trưởng trường Tiểu học
Điểm b khoản 1 Điều 11 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định, người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đảm bảo các yêu cầu:
- Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học là có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
- Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
- Phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT. Trong đó, có 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí đi kèm để đạt chuẩn hiệu trưởng. Các tiêu chuẩn này là:
+ Tiêu chuẩn về phẩm chất nghề nghiệp: Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
+ Tiêu chuẩn về quản trị nhà trường: Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.
+ Tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục: Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
+ Tiêu chuẩn về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội: Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.
+ Tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.
Như vậy, nếu muốn trở thành hiệu trưởng, giáo viên phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên trên.
Tất cả các tài liệu về kinh nghiệm giảng dạy học tập, các thầy cô tham khảo các nhóm dành cho giáo viên sau đây: Nhóm Cộng Đồng Giáo Viên.Tại đây các thầy cô có thể chia sẻ kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm soạn bài, các vấn đề liên quan đến giáo dục, .....
2. Chuẩn hiệu phó trường Tiểu học
Phó Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng trong việc quản lý trường học, đồng thời giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng; chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Điều lệ trường tiểu học, người được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận là phó hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Có đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
- Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo đối với giáo viên tiểu học là có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên;
- Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học;
- Đạt mức cao của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Cụ thể, theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, giáo viên được đánh giá qua 05 tiêu chuẩn cùng với 15 tiêu chí. Các tiêu chuẩn này bao gồm:
+ Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
+ Tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
+ Tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục: Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
+ Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
+ Tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục: Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Tất cả các chế độ, quyền lợi hay các văn bản liên quan đến giáo dục và kinh nghiệm dạy học, thi giáo viên giỏi... các bạn tham khảo chuyên mục: Dành cho giáo viên. Tại đây, VnDoc cung cấp các tài liệu miễn phí, giúp các thầy cô dễ dàng chia sẻ, chỉnh sửa, phục vụ việc dạy học đạt kết quả cao.