Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chuyên đề Phương trình bậc hai và Hệ thức Vi-ét

Bài tập phương trình bậc hai và hệ thức Vi-ét

Chuyên đề Phương trình bậc hai và hệ thức Vi-ét Đại số lớp 9 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đây là phần bài tập về Phương trình bậc hai và hệ thức Vi-ét được chia làm hai phần: Lý thuyết và bài tập vận dụng. Phần lý thuyết sẽ tổng hợp cách giải phương trình bậc hai, công thức nghiệm thu gọn, định lý Vi-ét và ứng dụng. Phần bài tập được sưu tầm và chọn lọc với 112 bài tập được phân dạng từ cơ bản đến nâng cao. Qua đó sẽ giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức về Phương trình bậc hai một ẩn đồng thời nắm vững các kiến thức để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10.

A. Cách giải phương trình bậc hai

  • Cho phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 ( a\neq\(\neq\) 0) \mathbf{;\ }\Delta\(\mathbf{;\ }\Delta\)= b2 - 4ac
    Nếu > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 = \frac{- b + \sqrt{\Delta}}{2a}\(\frac{- b + \sqrt{\Delta}}{2a}\); x2 =\frac{- b -
\sqrt{\Delta}}{2a}\(\frac{- b - \sqrt{\Delta}}{2a}\)
    Nếu = 0 phương trình có nghiệm kép: x1 = x2 = \frac{- b}{2a}\(\frac{- b}{2a}\)
  • Nếu < 0 thì phương trình vô nghiệm
  • Chú ý: Trong trường hợp hệ số b là số chẵn thì giải phương trình trên bằng công thức nghiêm thu gọn.
    \Delta\(\Delta\) = b'2 - ac
    Nếu ' > 0 phương trình có hai nghiệm phân biệt x1 = \frac{- b\(\frac{- b' + \sqrt{\Delta'}}{a}\); x2 = \frac{- b\(\frac{- b' - \sqrt{\Delta}}{a}\)
    Nếu ' = 0 phương trình có nghiệm kép: x1 = x2 = \frac{- b\(\frac{- b'}{a}\)
    Nếu ' < 0 thì phương trình vô nghiệm.

B. Hệ thức Viète

1. Nếu x1; x2 là hai nghiệm của phương trình thì: \left\{ \begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = \frac{- b}{a} \\
x_{1}.x_{2} = \frac{c}{a} \\
\end{matrix} \right.\(\left\{ \begin{matrix} x_{1} + x_{2} = \frac{- b}{a} \\ x_{1}.x_{2} = \frac{c}{a} \\ \end{matrix} \right.\)

2. Muốn tìm hai số u và v, biết u + v = S, uv = P, ta giải phương trình : X^{2} - X.S + P = 0\(X^{2} - X.S + P = 0\)
(Điều kiện để có u và v là S^{2} \geq
4P\(S^{2} \geq 4P\))

3. Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có hai nghiệm : x_{1} = 1;x_{2} = \frac{c}{a}\(x_{1} = 1;x_{2} = \frac{c}{a}\)

Nếu a - b + c = 0 thì phương trình có hai nghiệm : x_{1} = - 1;x_{2} = \frac{- c}{a}\(x_{1} = - 1;x_{2} = \frac{- c}{a}\)

5. Các bộ điều kiện để phương trình có nghiệm thỏa mãn đặc điểm cho trước:

Tìm điều kiện tổng quát để phương trình ax2+bx+c = 0 (a \neq\(\neq\) 0) có:

  • Có nghiệm (có hai nghiệm)
  • Vô nghiệm
  • Nghiệm duy nhất (nghiệm kép, hai nghiệm bằng nhau)
  • Có hai nghiệm phân biệt (khác nhau)
  • Hai nghiệm cùng dấu
  • Hai nghiệm trái dấu
  • Hai nghiệm dương(lớn hơn 0)
  • Hai nghiệm âm(nhỏ hơn 0)
  • Hai nghiệm đối nhau
  • Hai nghiệm nghịch đảo nhau
  • Hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) a.c < 0 và S < 0
  • Hai nghiệm trái dấu và nghiệm dương có giá trị tuyệt đối lớn hơn \Leftrightarrow\(\Leftrightarrow\) a.c < 0 và S > 0

6. Tính giá trị các biểu thức nghiệm

Đối các bài toán dạng này điều quan trọng nhất là phải biết biến đổi biểu thức nghiệm đã cho về biểu thức có chứa tổng nghiệm S và tích nghiệm P để áp dụng hệ thức VI-ÉT rổi tính giá trị của biểu thức 

C. Bài tập phương trình bậc hai chứa tham số

Bài tập 1: Định giá trị của tham số m để phương trình: x^{2} + m(m + 1)x + 5m + 20 =
0\(x^{2} + m(m + 1)x + 5m + 20 = 0\)

Có một nghiệm x = - 5 . Tìm nghiệm kia.

Bài tập 2: Cho phương trình: x^{2} + mx + 3 = 0\(x^{2} + mx + 3 = 0\) (1). Định m để phương trình có hai nghiệm phân biệt. Với giá trị nào của m thì phương trình (1) có một nghiệm bằng 1? Tìm nghiệm kia.

Bài tập 3: Cho phương trình x^{2} - 8x + m + 5 = 0\(x^{2} - 8x + m + 5 = 0\) (1). Định m để phương trình có hai nghiệm phân biệt. Với giá trị nào của m thì phương trình (1) có một nghiệm gấp 3 lần nghiệm kia? Tìm các nghiệm của phương trình trong trường hợp này.

Bài tập 4: Cho phương trình (m - 4)x^{2} - 2mx + m - 2 = 0\((m - 4)x^{2} - 2mx + m - 2 = 0\) (1)

a) m = ? thì (1) có nghiệm là x = \sqrt{2}\(\sqrt{2}\).

b) m = ? thì (1) có nghiệm kép.

Bài tập 5: Cho phương trình x^{2} - 2(m + 1)x + m - 4 = 0\(x^{2} - 2(m + 1)x + m - 4 = 0\) (1)

a) Chứng minh (1) có hai nghiệm với mọi m.

b) m =? thì (1) có hai nghiệm trái dấu .

c) Giả sử x_{1},x_{2}\(x_{1},x_{2}\) là nghiệm của phương trình (1) CMR : M =\left( 1 - x_{2}
\right)x_{1} + \left( 1 - x_{1} \right)x_{2}\(\left( 1 - x_{2} \right)x_{1} + \left( 1 - x_{1} \right)x_{2}\) không phụ thuộc m.

Bài tập 6: Cho phương trình: x^{2} - 2(m - 1)x + m - 3 = 0\(x^{2} - 2(m - 1)x + m - 3 = 0\) (1)

a) Chứng minh (1) có nghiệm với mọi m.

b) Đặt M = x_{1}^{2} + x_{2}^{2}\(x_{1}^{2} + x_{2}^{2}\) (x_{1},x_{2}\(x_{1},x_{2}\) là nghiệm của phương trình (1)). Tìm min M.

Bài tập 7: Cho 3 phương trình

\begin{matrix}
x^{2} + ax + b - 1 = 0(1); \\
x^{2} + bx + c - 1 = 0(2); \\
x^{2} + cx + a - 1 = 0(3). \\
\end{matrix}\(\begin{matrix} x^{2} + ax + b - 1 = 0(1); \\ x^{2} + bx + c - 1 = 0(2); \\ x^{2} + cx + a - 1 = 0(3). \\ \end{matrix}\)

Chứng minh rằng trong 3 phương trình ít nhất một phương trình có nghiệm.

Bài tập 8: Cho phương trình: x^{2} - (a - 1)x - a^{2} + a - 2 =
0\(x^{2} - (a - 1)x - a^{2} + a - 2 = 0\) (1) 

a) Chứng minh (1) có hai nghiệm trái dấu với mọi a. Tìm min B = x_{1}^{2} +
x_{2}^{2}\(x_{1}^{2} + x_{2}^{2}\).

b) Giả sử x_{1},x_{2}\(x_{1},x_{2}\) là nghiệm của phương trình (1)

  • a = ? thì (1) có hai nghiệm x_{1},x_{2}\(x_{1},x_{2}\) thoả mãn x_{1} < 1 < x_{2}\(x_{1} < 1 < x_{2}\).
  • a = ? thì (1) có hai nghiệm x_{1},x_{2}\(x_{1},x_{2}\) thoả mãn x_{1}^{2} + x_{2}^{2}\(x_{1}^{2} + x_{2}^{2}\) = 6.
  • m = ? thì (1) có hai nghiệm x_{1},x_{2}\(x_{1},x_{2}\) thoả mãn 3x_{1} - 4x_{2} = 11\(3x_{1} - 4x_{2} = 11\).
  • Chứng minh (1) không có hai nghiệm dương.
  • Tìm hệ thức liên hệ giữa x_{1},x_{2}\(x_{1},x_{2}\)không phụ thuộc m.

---------------------------------------

Ngoài Chuyên đề Phương trình bậc hai và định lý Vi-ét, mời các bạn học sinh tham khảo thêm các đề thi học kì 2 Toán 9 như:

đề thi thử vào lớp 10 như:

mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với bài tập về chuyên đề Phương trình bậc hai này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt!

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Chuyên đề Phương trình bậc hai và Hệ thức Vi-ét. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Toán lớp 9 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm môn Ngữ văn lớp 9...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Tai Huynh
    Tai Huynh

    Đáp án a= 19/7

    Thích Phản hồi 19/02/23
  • ngoc bui
    ngoc bui

    Không có hướng dẫn giải à bạn ơi

    Thích Phản hồi 19/03/23
  • ngoc bui
    ngoc bui

    có thể cho hướng dẫn giải được k bạn ơi

    Thích Phản hồi 19/03/23
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Bài tập Toán 9

Xem thêm