Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm học 2019 - 2020

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Địa có đáp án

VnDoc giới thiệu Đề cương ôn thi học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm học 2019 - 2020 bao gồm các phần kiến thức trọng tâm môn Địa lớp 7 học kì 2 có đáp án cho các em tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho bài thi cuối kì 2 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao.

1. Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?

Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.

Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.

2. Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.

Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma

3. Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ. Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ: Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.

+ Luồng người từ Tây Ban Nha.

+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.

- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.

+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

4. Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu?

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản:

Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.

+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.

+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

5. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Theo chiều kinh tuyến: lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân:

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

6. Tại sao ở miền bắc và phía tây của Bắc Mĩ, dân cư lại rất thưa thớt?

- Khu vực miền bắc có khí hậu rất lạnh, nhiều nơi đất bị đóng băng.

- Khu vực phía tây là vùng núi Coóc-đi-e cao và hiểm trở, do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn,

7. So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ.

- Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

- Khác nhau:+ Bắc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

8. Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Nam Mĩ có ba khu vực địa hình.

Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.

Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

9. Những vùng dân cư thưa thớt ở châu Mĩ và giải thích.

Châu Mĩ có 4 vùng dân cư thưa thớt:

- Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.

- Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.

- Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.

- Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.

10. Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.

11. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá, nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại, điều này không những ảnh hưởng tới khí hậu khu vực mà ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.

29. Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đá như thế nào?

Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao, làm chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sản xuất của dân cư ven biển; tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.

30, Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

- Băng tuyết bao phủ quanh năm.- Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.- Thực vật không thể tồn tại.

- Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, ...- Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,...

31. Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống?

Ở vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống, vì ở đó vẫn có nguồn cá, tôm và phù du sinh vật khá dồi dào.

32. nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có: gió Tín phong thổi theo hướng đông nam; gió mùa hướng tây bắc và đông bắc; gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.

- Sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân:

+ Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.

+ Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.

+ Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.+ Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.

33. Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương.

Đảo của châu đại Dương có 2 loại: đảo lục địa và đảo đại dương.

- Đảo lục địa: được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.

- Đảo đại dương hình thành do 2 nguồn gốc:

+ Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương.

+ Do sự phát triển của san hô.

34. Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.

35. Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.

36. Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.

- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2).- Tỉ lệ dân số thành thị cao (chiếm 69% dân số), nhưng không đều giữa các quốc gia.

- Ở các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa Ô-xtrây-li-a, nhưng tỉ lệ dân số thành thị ở các quốc đảo lại thấp hơn Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.

37. Trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a.

Dựa vào lát cắt địa hình lục địa ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30°N, từ tây sang đông: ở ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ, hẹp; sau đó đến cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình khoảng 500 m, tiếp đến là khu vực đồng bằng trung tâm có độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu 16m, có sông Đac-linh chảy qua. Tiếp đến là dãy Đông Ô-xtrây-ii-a, có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500 m dựng đứng ven biển, đến đồng bằng ven biển phía đông.

38. Nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có: gió Tín phong thổi theo hướng đông nam; gió mùa hướng tây bắc và đông bắc; gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.

- Sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân:

+ Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.

+ Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.

+ Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.

+ Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm học 2019 - 2020. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm vững những kiến thức trọng tâm trong học kì 2, từ đó dễ dàng đạt điểm cao trong các bài thi học kì sắp tới.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
59
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Địa

    Xem thêm