Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Hình học 7 có đáp án năm học 2019 - 2020
VnDoc xin giới thiệu Đề kiểm tra 1 tiết Hình học 7 Chương 2 năm học 2019 - 2020 có đáp án và ma trận sau đây. Đề kiểm tra 45 phút môn Toán Hình học 7 với nhiều dạng bài tập hệ thống kiến thức được học trong chương 2 Hình học 7, sẽ giúp các em làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, cũng như ôn tập chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới của mình.
Đề kiểm tra 1 tiết môn Hình học 7 năm học 2019 - 2020 nằm trong bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Toán lớp 7 do VnDoc đăng tải. Đây là đề kiểm tra tổng kết kiến thức được học trong chương 2 môn Hình học lớp 7. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong các bài thi của mình.
Ôn tập Hình học 7 chương 2 có đáp án
Ma trận đề kiểm tra chương 2 Hình học 7
Cấp độ Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1. Tổng ba góc của một tam giác | Biết định lí về tổng ba góc của một tam giác. | ||||||||||
Số câu Số điểm | 1 0,5 | 1 0,5 | |||||||||
2. Hai tam giác bằng nhau | Biết định nghĩa hai tam giác bằng nhau. Biết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. | Chứng minh 2 tam giác bằng nhau trong bài toán cụ thể bằng cách sử dụng các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác. Chứng minh được 2 đoạn thẳng bàng nhau, 2 góc bằng nhau dựa vào việc c/m 2 tam giác bằng nhau. | |||||||||
Số câu Số điểm | 1 0,5 | 2 (C6a) 3 | 3 3,5 | ||||||||
3. Các dạng tam giác đặc biệt. | Biết định nghĩa tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông. Biết định lí Pitago thuận và đảo. | Tính được độ dài 1 cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh kia. | - C/m 2 đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau dựa vào các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác vuông. | ||||||||
Số câu Số điểm | 2 1 | 1 (C5 – Pisa) 2,5 | 1 (C6b) 2,5 | 4 6 | |||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 4 1 10% | 1 2,5 25% | 3 5,5 55% | 8 10 100% |
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 Toán 7
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Hãy khoach tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Tổng ba góc của một tam giác bằng
A. 1800
B. 3600
C. 900
D. 450
Câu 2. Tam giác có ba cạnh bằng nhau là:
A. Tam giác vuông
B. Tam giác cân
C. Tam giác đều
D. Tam giác tù
Câu 3. Hai tam giác gọi là bằng nhau nếu có:
A. Các cạnh tương ứng bằng nhau.
B. Các góc tương ứng bằng nhau.
C. Các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau.
D. Các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.
Câu 4. Cho vuông cân tại A thì
A. BC = AC + AB
B. AB2 = BC2 + AC2
C. BC2 = AC2 + AB2
D. AB = BC + AC
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 5 (2,5 điểm). BỨC TƯỜNG Gần nhà bạn Tỏa có một bức tường rào xung quanh nhà. Để trèo lên bức bạn Tỏa đã dùng một chiếc thang đặt gần bức tường (như hình bên). Biết rằng chiều dài của thang là 5m và chân thang cách tường là 3m. Câu hỏi: Hãy tính chiều cao bức tường đó. |
Câu 6 (5,5 điểm). Cho ΔABC cân tại A. Phân giác AM (M ∈ BC), Vẽ BH ⊥ AC (H ∈ AC), CK ⊥ AB (K ∈ AB).
A. Chứng minh rằng ΔAMB = ΔAMC.
B. Chứng minh rằng BH = CK.
Đáp án Đề kiểm tra 45 phút Toán 7 học kì 2
I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | C | D | C |
II. Phần tự luận:
Câu | Nội dung | Điểm | ||||
5 | Ta có chiếc thang và bức tường tạo thành một giác vuông (như hình). Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔABC ta có: AC2 + BC2 = AB2 → AC2 = AB2 - BC2 → 25 - 9 = 16 → AC =\(\sqrt{16}\) = 4 (m) hay chiều cao của bức tường là 4m. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ | ||||
6 |
a) Xét Δ AMB và Δ AMC có: AB = AC (gt) \(\hat{A1}\) = \(\hat{A2}\) (gt) AM chung → Δ AMB = ΔAMC (c.g.c) b) Xét Δ ABH và Δ ACK có AB = AC (gt) \(\hat{AHB}\) = \(\hat{AKC}\) \(\hat{A}\) chung Suy ra Δ ABH = Δ ACK (cạnh huyền – góc nhọn) → BH = CK | 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Mời các bạn tải về để tham khảo thêm đề số 2 tại: Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Hình học 7 có đáp án năm học 2019 - 2020. Để củng cố thêm kiến thức về môn Toán, mời các bạn tham khảo thêm: Giải bài tập Toán lớp 7, Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Tham khảo thêm: